Ấn Độ đánh thuế 40% với một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng

Thanh Hà |

Ấn Độ sẽ áp thuế xuất khẩu 40% với hành trong nỗ lực cải thiện nguồn cung cấp rau trong nước.

Mức thuế mà nhà xuất khẩu hành lớn nhất thế giới áp đặt có hiệu lực ngay lập tức cho tới ngày 31.12.2023. Reuters nhận định, chính sách này sẽ giúp New Delhi giảm giá hàng nội địa trước cuộc bầu cử quan trọng vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, việc Ấn Độ áp thuế xuất khẩu 40% với hành sẽ buộc khách hàng châu Á phải chi thêm nhiều tiền hơn cho các nhà xuất khẩu khác trong khu vực có nguồn cung hạn chế.

"Thuế xuất khẩu sẽ khiến hành Ấn Độ đắt hơn so với hành từ Pakistan, Trung Quốc và Ai Cập. Điều này đương nhiên sẽ dẫn đến xuất khẩu thấp hơn và hỗ trợ giảm giá trong nước" - Ajit Shah, nhà xuất khẩu tại Mumbai, chia sẻ.

Giá hành bán buôn trung bình tại các thị trường trọng điểm đã tăng gần 20% từ tháng 7 đến tháng 8, lên 2.400 rupee (28,87 USD)/100 kg do lo ngại sản lượng thấp hơn do lượng mưa thất thường.

Ấn Độ đang đối mặt với tháng 8 khô hạn nhất trong hơn 1 thế kỷ, với lượng mưa ít không đủ khả năng bao phủ khắp khu vực rộng lớn, một phần là do kiểu thời tiết El Nino, 2 quan chức cơ quan thời tiết Ấn Độ chia sẻ với Reuters.

"Hành thu hoạch trong những tháng mùa hè đang bị thối nhanh và nguồn cung mới đang chậm lại. Tình hình này khiến Chính phủ phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa" - một nhà xuất khẩu khác ở Mumbai chia sẻ.

Xuất khẩu hành của Ấn Độ trong nửa đầu năm 2023 đã tăng 63% so với một năm trước lên 1,46 triệu tấn.

Các quốc gia như Bangladesh, Nepal, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Sri Lanka phụ thuộc vào nguồn hành của Ấn Độ.

Hành được dùng làm nguyên liệu cho các món ăn truyền thống trên khắp châu Á như biryani ở Pakistan và Ấn Độ, belacan ở Malaysia và cà ri cá ở Bangladesh.

Mức thuế mà Ấn Độ áp với hành xuất khẩu sẽ khiến Trung Quốc và Pakistan tăng giá vì những nước này có thặng dư xuất khẩu ở mức hạn chế, các chuyên gia trong ngành nhận định.

Trong tháng 7, lạm phát bán lẻ hàng năm của Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng do giá rau và ngũ cốc tăng vọt, tạo sức ép để Chính phủ phải tìm cách giảm giá.

Tháng trước, Ấn Độ gây sốc cho người tiêu dùng toàn cầu khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (non-basmati) để giảm giá trong nước.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ấn Độ đánh tiếng nhập khẩu lúa mì từ Nga

Thanh Hà |

Ấn Độ muốn giảm giá thực phẩm trong nước nên đang đàm phán để nhập khẩu lúa mì từ Nga.

Thị trường gạo Thái Lan hỗn loạn vì lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ

Thanh Hà |

Giao dịch gạo tại Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ - trở nên hỗn loạn khi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ dẫn tới đầu cơ tích trữ làm cạn kiệt nguồn cung từ thị trường, khiến ít gạo xuất khẩu hơn.

Ấn Độ và UAE bắt đầu giao dịch năng lượng bằng đồng nội tệ

Thanh Hà |

Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) bắt đầu giao dịch năng lượng bằng nội tệ.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Man United thua đậm Tottenham ngay trên sân nhà

Nhóm PV |

Tối Chủ nhật, Man United thua 0-3 trên sân nhà trước Tottenham trong trận đấu mà Bruno Fernandes nhận thẻ đỏ từ cuối hiệp 1.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Dự báo thời điểm bão cuồng phong ở Philippines giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Julian ở Philippines (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão cuồng phong vào chiều 29.9.

Đà tăng giá vàng phá vỡ "lời nguyền tháng 9"

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giới chuyên gia nhận định tháng 9 thường là "điểm trũng" của giá vàng thế giới. Tuy nhiên năm nay, quan niệm này không còn chính xác.