Các quốc gia Châu Âu tiếp bước hạn chế COVID-19 cứng rắn ở Áo

Phương Linh |

Áo sẽ bước vào một đợt phong tỏa COVID-19 từ 22.11, nhiều quốc gia Châu Âu cũng có động thái tương tự khi số ca nhiễm mới gia tăng trên khắp châu lục.

Đức cảnh báo nước này có thể sẽ tiếp bước Áo trong việc áp dụng các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn lây lan COVID-19.

Nhiều chính phủ khác ở Châu Âu cũng đang có động thái tương tự, bao gồm áp đặt hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại của người từ chối tiêm chủng vaccine COVID-19 đồng thời lên kế hoạch tiêm chủng bắt buộc.

Làn sóng lây nhiễm thứ 4 đang trở thành một thực tế đáng lo ngại ở Châu Âu, với tỉ lệ lây nhiễm được báo cáo tăng hơn 55% trong tuần qua trên khắp châu lục.

Tình trạng tăng vọt ca nhiễm nhiều nhất hiện được ghi nhận ở Áo và Hà Lan, trong khi con số ở Đức cũng gần tương tự. Để so sánh, tỉ lệ lây nhiễm ở Anh, một trong số quốc gia có tình trạng đại dịch tồi tệ nhất Châu Âu vào tháng trước, giờ chỉ bằng một nửa so với ở Áo.

Áo ứng phó tình trạng gia tăng COVID-19

Ban đầu, chính phủ Áo đưa ra biện pháp ứng phó bằng cách hạn chế nghiêm ngặt chỉ đối với những người chưa tiêm chủng vaccine COVID-19. Những người này bị cấm đến các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ và nhiều địa điểm công cộng khác.

Tuy nhiên, rõ ràng các biện pháp này là không đủ, vì vậy, Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg tuyên bố triển khai một đợt phong tỏa tối đa 20 ngày đối với tất cả mọi người, bắt đầu từ ngày 22.11.

Ông Schallenberg nói: “Trước tình hình nghiêm trọng, không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp đặt phong tỏa trở lại, kể cả đối với người đã tiêm phòng COVID-19''.

 
Áo bắt đầu phong tỏa COVID-19 từ 22.11. Ảnh: AFP

Học sinh Áo sẽ quay lại hình thức học tại nhà trong khi nhà hàng và hầu hết cửa hàng sẽ phải đóng cửa. Sự kiện văn hóa cũng bị hủy bỏ.

Điểm mới đáng chú ý nhất trong biện pháp ứng phó COVID-19 của chính phủ Áo là yêu cầu tiêm chủng bắt buộc sẽ được áp dụng từ ngày 1.2.2022. Như vậy, Áo sẽ nằm trong số 4 quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện tiêm chủng bắt buộc - sau Indonesia, Micronesia và Turkmenistan.

Đức

Tại Đức, trước tình hình gia tăng lây lan đại dịch, tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel và lãnh đạo các bang quyết định cấm những người chưa tiêm phòng vào nhà hàng, quán bar và các sự kiện công cộng.

Tiến sĩ Lothar Wieler, người đứng đầu Viện Robert Koch - cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Đức - đang kêu gọi một cuộc phong tỏa trên phạm vi toàn quốc ngay lập tức.

Ông nói với các nhà báo ở Berlin: "Đây là tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Chúng tôi cần phải hãm phanh khẩn cấp".

Một trong những sự kiện truyền thống và phổ biến nhất ở Đức vào thời điểm này trong năm là các khu chợ Giáng sinh đã bị đình chỉ.

Thủ hiến Markus Soeder của bang Bavaria, bang lớn và giàu có hàng đầu ở Đức, ra lệnh đóng cửa chợ Nuremberg. Đây là một trong những địa điểm tổ chức Giáng sinh xa hoa và nổi tiếng nhất đất nước.

Ông Soeder cũng bày tỏ ủng hộ đối với việc áp dụng các biện pháp tiêm chủng bắt buộc tại Áo, nói rằng: “Tôi tin chúng ta sẽ không thể thoát khỏi nhiệm vụ tiêm vaccine cho tất cả mọi người''.

 
Người chưa tiêm chủng ở Đức không được đến nhà hàng, quán bar và sự kiện công cộng. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn mặc dù không loại trừ việc tiêm chủng bắt buộc, nhưng ông lo ngại hơn về phản ứng của người dân nếu yêu cầu này được triển khai, có thể dẫn đến tình trạng ''chia cắt đất nước''.

Những lo lắng về phản ứng dữ dội đối với các biện pháp hạn chế để đối phó với đại dịch COVID-19 được các chính phủ khắp Châu Âu chia sẻ.

Tại một trong những đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất ở Hà Lan trong thời gian gần đây, cảnh sát Hà Lan đã phải nổ súng để giải tán bạo loạn nổ ra trong cuộc biểu tình hôm 19.11 chống lại các hạn chế của COVID-19 ở trung tâm Rotterdam.

Đảng Tự do cánh hữu của Áo cũng phát động một chiến dịch kêu gọi người dân không tuân theo các quy định mới của chính phủ, điều mà họ cho là một sự áp đặt.

Nhưng có một sự thật ngày càng rõ ràng rằng, khi làn sóng lây nhiễm đại dịch nối tiếp nhau xảy ra, hầu hết bệnh nhân nằm trên các giường chăm sóc đặc biệt trong các bệnh viện ở Châu Âu đều là những người chưa được tiêm chủng. Điều này khiến các chính phủ ở Châu Âu đang dần mất kiên nhẫn với quan điểm cho rằng nên để các cá nhân tự quyết định có muốn tiêm chủng vaccine COVID-19 để được bảo vệ khỏi lây nhiễm virus hay không.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Một quốc gia Châu Âu thắt chặt hạn chế do COVID-19 tăng đột biến

Bảo Châu |

Bỉ thắt chặt các hạn chế COVID-19 trong bối cảnh ca nhiễm ở nước này gia tăng đột biến.

Ô nhiễm không khí ở Châu Âu làm 300.000 người chết mỗi năm

Song Minh |

Ô nhiễm không khí vẫn gây ra 307.000 cái chết mỗi năm ở Châu Âu mặc dù số ca tử vong đã giảm 10%.

Lời kêu gọi của WHO khi COVID-19 tăng ở Châu Âu

Hải Anh |

Khi COVID-19 bùng phát trở lại ở Châu Âu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12.11 kêu gọi nỗ lực tiêm vaccine COVID-19 có mục tiêu hơn để đảm bảo những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới được tiêm chủng.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Một quốc gia Châu Âu thắt chặt hạn chế do COVID-19 tăng đột biến

Bảo Châu |

Bỉ thắt chặt các hạn chế COVID-19 trong bối cảnh ca nhiễm ở nước này gia tăng đột biến.

Ô nhiễm không khí ở Châu Âu làm 300.000 người chết mỗi năm

Song Minh |

Ô nhiễm không khí vẫn gây ra 307.000 cái chết mỗi năm ở Châu Âu mặc dù số ca tử vong đã giảm 10%.

Lời kêu gọi của WHO khi COVID-19 tăng ở Châu Âu

Hải Anh |

Khi COVID-19 bùng phát trở lại ở Châu Âu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12.11 kêu gọi nỗ lực tiêm vaccine COVID-19 có mục tiêu hơn để đảm bảo những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới được tiêm chủng.