Châu Á đón Tết Nhâm Dần trầm lắng trong bối cảnh dịch bệnh

Thanh Hà |

Với lo ngại về biến thể Omicron, Tết Nhâm Dần 2022, giới chức khắp Châu Á kêu gọi người dân hạn chế đi lại để đoàn tụ gia đình và đón năm mới.

Những sự kiện đón Tết Nguyên đán như hội chợ, bắn pháo hoa, cũng bị hủy bỏ để tránh tụ tập đông người và trở thành điểm nóng lây nhiễm COVID-19, Straits Times thông tin.

TạiTrung Quốc, trong dịp Tết Nguyên đán, giới chức đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn đợt lây nhiễm có thể bùng phát, gây nguy hiểm cho Olympic Bắc Kinh 2022 khai mạc ngày 4.2.

Dù thực thi nghiêm chính sách zero-COVID, Trung Quốc ghi nhận tới 2.127 ca mắc COVID-19 trong ngày 29.1. Giới chức địa phương áp dụng phương pháp tiếp cận "cây gậy và củ cà rốt" để thúc đẩy người dân không di chuyển dịp Tết. Một số tỉnh cung cấp các ưu đãi như phiếu mua sắm, vé vào các điểm tham quan và thậm chí cả tiền mặt. Những nơi khác quy định cách ly tập trung hoặc tại nhà lên đến 14 ngày với những người về quê đón Tết Nguyên đán. Các doanh nghiệp nhà nước và trường học cũng không khuyến khích người lao động trong kỳ nghỉ Tết quan trọng nhất trong năm này.

Đợt cao điểm di chuyển Xuân Vận của Trung Quốc kéo dài trong vài tuần trước và trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi hàng triệu người về quê hoặc đi du lịch. Bất chấp các quy định nghiêm ngặt, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc dự kiến Xuân Vận 2022 đạt 1,18 tỉ chuyến đi, tăng gần 40% so với năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với con số 3 tỉ chuyến đi vào năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát.

Hong Kong (Trung Quốc) đã hủy bỏ các hội chợ Tết Nguyên Đán thường niên, đóng cửa các trường học sớm và phong tỏa nhiều khu vực để xét nghiệm. Thành phố đã kiểm soát virus thành công trong phần lớn năm 2021 với nhiều tháng không có ca lây nhiễm nào. Tuy nhiên, riêng trong tháng 1.2022 đã có hơn 600 ca lây truyền cộng đồng, con số rất lớn so với 2 ca ghi nhận hồi tháng 12.2021.

Các biện pháp để hạn chế sự lây lan của virus bao gồm lệnh cấm ăn uống tại chỗ ở các nhà hàng từ 18h và đóng cửa các địa điểm như thẩm mỹ viện, phòng tập thể dục, rạp chiếu phim và quán bar. Du khách đến Hong Kong cũng sẽ phải trải qua 7 ngày cách ly.

Tại Hàn Quốc, theo Viện Giao thông nước này, 28,77 triệu người - trong tổng số 51,3 triệu dân - dự kiến ​​sẽ di chuyển trong dịp Seollal. Con số này đánh dấu mức tăng 17,4% so với năm ngoái khi hầu hết mọi người đã được tiêm phòng đầy đủ và lái xe được coi là phương tiện giao thông an toàn nhất nếu muốn di chuyển trong dịp này.

Đảo Jeju dự kiến ​​đón khoảng 207.000 du khách trong kỳ nghỉ, tăng 35,2% so với một năm trước. Nhiều khách sạn nổi tiếng và khu trượt tuyết ở tỉnh Gangwon phía đông đất nước cũng đã kín chỗ.

Diễn biến này xảy ra trong khi chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân không đi lại vì lo ngại các cuộc tụ tập sẽ đẩy nhanh sự lây lan của dịch bệnh. Hôm 24.1, Thủ tướng Kim Boo-kyum nhấn mạnh, việc trở về quê nhà "không khác gì đổ thêm dầu vào lửa". Những biện pháp hạn chế virus hiện tại ở Hàn Quốc bao gồm lệnh cấm tụ tập hơn 6 người và lệnh giới nghiêm 21h tối với các cơ sở kinh doanh như nhà hàng và quán cà phê.

Tại Philippines, cũng lo sợ bùng phát COVID-19, Manila đã cấm các buổi biểu diễn múa lân, bắn pháo hoa và các cuộc tụ họp ở khu vực Binondo, nơi sinh sống của đa số trong 1,35 triệu người gốc Hoa ở Philippines. Thông báo hủy bỏ tất cả hoạt động đón năm mới ở Binondo, Thị trưởng Manila Isko Moreno nhấn mạnh: “Điều này là vì sự an toàn của tất cả mọi người".

Tại Việt Nam, việc bắn pháo hoa thường niên vào dịp Tết Nguyên đán ở Hà Nội cũng đã được hủy bỏ để giảm nguy cơ lây truyền bệnh khi tụ tập đông người. Với hơn 90% người trưởng thành đã tiêm chủng, người dân Việt Nam được về quê ăn Tết dễ dàng hơn với những hạn chế đi lại được giảm thiểu.

Tại Malaysia, các không gian công cộng vẫn bị cấm mở trong dịp lễ Tết nhưng những bữa tối đoàn tụ vẫn được phép tổ chức. Do đó, khoảng 4,6 triệu phương tiện đã di chuyển khắp các tuyến đường cao tốc của Malaysia trong ngày 29.1.

Tuy nhiên, khi số ca COVID-19 đã tăng ở mức hơn 5.000 trong 3 ngày liên tiếp, một số ngôi đền đang áp đặt các quy định riêng để hạn chế lượng tụ họp. Nhiều tín đồ cũng thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung như đi cầu nguyện sớm hơn để tránh đám đông.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngoài Việt Nam, Trung Quốc, những quốc gia nào cũng đón Tết âm lịch?

Nguyễn Hạnh |

Giống như Việt Nam, ngoài đón Tết dương lịch như hầu hết các nước trên thế giới, nhiều nước Châu Á còn đón Tết âm lịch. Cùng điểm qua một số quốc gia đón Tết âm lịch.

Tại sao phải về quê ăn Tết?

Thanh Hà |

Tờ National Geographic có bài viết lý giải vì sao Tết Nguyên đán thường thúc đẩy cuộc di cư hàng năm lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc cũng như hoạt động di chuyển ở nhiều nước Châu Á.

Thông điệp hy vọng của Đại sứ G4 nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022

Thanh Hà |

Đại sứ các nước G4 gồm Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ đón Tết Nhâm Dần và bày tỏ hy vọng năm 2022 tươi sáng, đem đến tình yêu, sức khỏe và cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.