Công bố tỉ lệ mắc di chứng thần kinh đáng ngại sau bình phục COVID-19

Bảo Châu |

Cứ 3 người bình phục sau mắc COVID-19 thì có 1 người bị chẩn đoán di chứng thần kinh hoặc tâm thần trong vòng 6 tháng.

Kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet Psychiatry ngày 7.4 chỉ ra, bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ phát triển các di chứng về não cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân bị nhiễm các bệnh đường hô hấp khác.

Các nhà khoa học nghiên cứu hơn 230.000 hồ sơ y tế của bệnh nhân mắc COVID-19 đã bình phục và phát hiện 34% trong số này được chẩn đoán mắc triệu chứng thần kinh hoặc tâm thần trong vòng 6 tháng.

Các triệu chứng phổ biến nhất là lo lắng, chiếm 17% và rối loạn cảm xúc 14%.

Tỉ lệ mắc các rối loạn thần kinh như xuất huyết não (0,6%), đột quỵ (2,1%) và đãng trí (0,7%) nhìn chung thấp hơn so với các rối loạn tâm thần, nhưng nguy cơ rối loạn não nói chung cao hơn ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng.

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra dữ liệu của hơn 100.000 bệnh nhân được chẩn đoán mắc cúm và hơn 236.000 người được chẩn đoán mắc bất kỳ chứng nhiễm trùng đường hô hấp nào.

Họ phát hiện ra rằng, nguy cơ bị chẩn đoán các bệnh thần kinh và tâm thần sau khi mắc COVID-19 cao hơn 44% so với sau khi mắc cảm cúm và cao hơn 16% so với các nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Tác giả chính của nghiên cứu - Paul Harrison, Đại học Oxford - nhận định, dù nguy cơ cá nhân mắc các di chứng về thần kinh và tâm thần do COVID-19 là nhỏ nhưng ảnh hưởng tổng thể trên toàn cầu đã được chứng minh là "đáng kể".

Ở nhiều người, di chứng thậm chí trở thành tình trạng mãn tính. Đặc biệt, theo phân tích, bệnh nhân mắc COVID-19 nghiêm trọng có nguy cơ phát triển các di chứng lâu dài.

Cụ thể, 46% bệnh nhân ICU được chẩn đoán mắc các bệnh về thần kinh hoặc tâm thần trong vòng sáu tháng sau khi hồi phục.

Dữ liệu cũng chỉ ra, 2,7% bệnh nhân COVID-19 trong ICU sau đó bị xuất huyết não, so với chỉ 0,3% những người không nhập viện gặp phải tình trạng tương tự. Gần 7% bệnh nhân ICU bị đột quỵ, so với 1,3% ở bệnh nhân không nhập viện.

Ông Lea Milligan, giám đốc điều hành của nhóm nghiên cứu Sức khỏe tâm thần MQ, cho biết: “Nghiên cứu này đã chỉ rõ tác động của COVID-19 với sức khỏe tâm thần cá nhân có thể rất nghiêm trọng. Điều này đang góp phần vào mức độ gia tăng của bệnh tâm thần và đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn, cấp thiết hơn".

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu mới đáng chú ý về ca COVID-19 đầu tiên ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Các ca COVID-19 đầu tiên ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có thể xuất hiện sớm nhất là vào tháng 10.2019 - vài tuần trước khi các ca đầu tiên được biết đến - theo một nghiên cứu mới.

Nghiên cứu sửng sốt về khởi nguồn sự sống trên trái đất

Khánh Minh |

Nghiên cứu mới cho thấy, những tia sét có thể đã khơi dậy sự sống trên trái đất.

Hiệu quả vaccine Pfizer-BioNtech trong thực tế cao hơn kết quả nghiên cứu

Bảo Châu |

Theo dữ liệu thực tế tại Israel, vaccine COVID-19 Pfizer-BioNTech cho hiệu quả 94% trong ngăn ngừa lây nhiễm không triệu chứng.

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.