Đời thăng trầm của sứ giả Maya cổ đại qua tàn tích trong lăng mộ

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ học khai quật được một lăng mộ cổ xưa của một sứ giả người Maya có ảnh hưởng và uy tín lớn trước khi thất sủng và chết trong nghèo khó tại El Palmar (thuộc Mexico ngày nay).

Các nhà khảo cổ học Jessica Cerezo-Román và Kenichiro Tsukamoto khai quật một ngôi đền và tìm thấy ngôi mộ của Apoch’Waal ở cấu trúc trong đền, theo The Daily Beast.

Quá trình xây dựng cấu trúc này được xem là cực kỳ tốn kém và phô trương - chỉ có giới tinh hoa mới đủ khả năng để đầu tư số tiền lớn như vậy cho một cấu trúc làm nơi an nghỉ.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng tìm thấy những món đồ trang trí đắt tiền, các nhà khảo cổ Cerezo-Román và Tsukamoto bất ngờ khi chỉ thấy 2 chiếc bình trang trí.

Ghép lại những dòng chữ tượng hình trang trí cầu thang lên ngôi mộ cùng với di vật của Apoch’Waal, các nhà khảo cổ học bắt đầu tái hiện lại cuộc đời của ông.

Kết quả nghiên cứu về nhà ngoại giao của Maya gần đây được công bố trên Tạp chí Latin American Antiquity.

Các bằng chứng về di vật cho thấy người đàn ông Maya này có địa vị cao, là nhân vật ngoại giao kinh tế và chính trị quan trọng ở Mesoamerica cổ đại.

Khi còn nhỏ, người đàn ông Maya cũng có thể hơi nghèo khó. Ảnh hưởng lâu dài của niên thiếu nghèo khó là suy dinh dưỡng hoặc bệnh tật vẫn còn dấu trong xương của người đàn ông này.

Bộ xương cũng cho thấy, người đàn ông này được nuôi dạy trưởng thành theo cách của người Maya, với mặt sau của hộp sọ được định hình lại một cách tinh vi qua tiếp xúc lâu với một vật phẳng từ khi còn nhỏ.

Vào một thời điểm nào đó ở tuổi dậy thì, người đàn ông này đã trải qua một thủ thuật nha khoa đau đớn dành cho giới tinh hoa nhằm tăng thêm hoặc thể hiện địa vị xã hội.

Theo đó, các lỗ khoan xuất hiện ở trên tất cả răng cửa hàm trên của người đàn ông này sau đó đính pyrit, ngọc bích.

Thủ tục này rất khó chịu nhưng có thể biểu thị việc chủ nhân của nó gia nhập giới thượng lưu.

Việc này có thể đã xảy ra vào thời điểm người đàn ông kế thừa địa vị cao của cha mình và trở thành một sứ giả ngoại giao.

Sự nghiệp của Apoch’Waal bắt đầu đạt đỉnh cao vào khoảng năm 726 sau Công Nguyên. Mùa hè năm đó, ông đã đi hàng trăm km đến Copán (Honduras hiện đại) để xây dựng mối quan hệ giữa vua Copán với vua Calakmul.

Thành quả cho chuyến đi của Apoch’Waal là một liên minh hình thành. Khi trở về, ông đánh dấu sự kiện này bằng cách xây dựng ngôi đền và lăng mộ cho mình. Lăng mộ dự kiến là bối cảnh cho các nghi lễ lớn trước lượng người xem đông đảo chỉ những người giàu có mới đủ khả năng xây dựng.

Câu chuyện về sứ mệnh ngoại giao thành công tới Copán được kể lại trên những chữ tượng hình trên cầu thang của lăng mộ.

Tuy nhiên, việc không tìm thấy những vật có giá trị như đồ trang sức trong lăng mộ được các nhà khảo cổ học lý giải là do ông bị thất sủng và trở nên nghèo khó hơn.

Trong thông cáo, Tsukamoto - giáo sư trợ lý tại Đại học California, Riverside, nói rằng, 10 năm sau khi liên minh hình thành giữa nhà vua Calakmul và vua Copán, những nhà cai trị ở cấp dưới đã chặt đầu vua Coupán. Cùng lúc đó, vương triều của vua Calakmul cũng bị triều đại đối thủ xâm chiếm.

Sự thay đổi đột ngột về vận mệnh chính trị dẫn đến sự suy thoái kinh tế khiến Apoch’Waal phải chịu cảnh túng bấn.

Việc mất địa vị cũng được phản ánh qua sự suy giảm sức khỏe của Apoch’Waal trong những năm cuối đời. Một cuộc kiểm tra xương cho thấy, Apoch’Waal bị viêm khớp ở khuỷu tay phải, đầu gối trái và mắt cá chân cũng như bàn tay.

Ông cũng bắt đầu bị các vấn đề về răng miệng. Trước khi qua đời, ông đã bị mất một số răng và mất một trong những viên ngọc được khoan vào răng. Việc viên đá quý bị mất ở răng không được thay bằng một viên khác càng củng cố thêm ý kiến rằng tình trạng kinh tế xã hội của ông túng bấn sau khi vua Calakmul bị phế truất. Ông chết vào khoảng từ 35 đến 50 tuổi. Dù không còn sung túc và đặc quyền như trước nhưng ông vẫn có quyền chôn cất trong lăng mộ xa hoa đã xây dựng.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Hồ chứa nước giữa thành phố cổ đại của người Maya chứa đầy chất độc

Thanh Hà |

Các hồ chứa nước ở trung tâm một thành phố Maya cổ đại bị ô nhiễm thủy ngân và tảo tới mức nước không thể uống nổi.

Phát hiện cấu trúc vĩ đại 3.000 năm của nền văn minh bí ẩn Maya

Thanh Hà |

Một cấu trúc khổng lồ rộng gần 1,6km làm từ đá, đất sét và đất được xem là công trình kiến trúc đồ sộ được biết đến sớm nhất và lớn nhất được xây dựng bởi người Maya cổ đại, vượt xa so với các kim tự tháp lớn nhất của nền văn minh biến mất bí ẩn này.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.