Gần 90 quốc gia tham gia hiệp ước cắt giảm phát thải khí metan

Nguyễn Hạnh |

Gần 90 quốc gia đã tham gia nỗ lực do Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) dẫn đầu, nhằm cắt giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính so với mức năm 2020 vào năm 2030.

Theo Reuters, metan là khí nhà kính chính sau khí carbon. Nó có khả năng giữ nhiệt cao hơn CO2 nhưng phân hủy trong khí quyển nhanh hơn. Việc cắt giảm phát thải khí metan có thể có tác động nhanh chóng đến việc kiềm chế sự nóng lên toàn cầu.

Theo quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden, Hiệp ước Khí metan Toàn cầu được công bố lần đầu vào tháng 9, hiện đã có sự tham gia của 1/2 trong số 30 nhà phát thải khí metan hàng đầu.

Một trong số các quốc gia ký kết mới sẽ được công bố vào ngày 3.11 là Brazil - một trong năm quốc gia phát thải khí metan lớn nhất thế giới.

Kể từ khi hiệp định được công bố, Mỹ và EU đã cố gắng kêu gọi các nhà phát thải khí metan lớn nhất thế giới tham gia. Đã có khoảng 60 quốc gia đăng ký chỉ trong tuần trước, sau khi Mỹ và EU thúc đẩy ngoại giao.

Mặc dù không thuộc các cuộc đàm phán chính thức của Liên Hợp Quốc, nhưng cam kết về khí metan có thể được xếp hạng trong số những kết quả quan trọng nhất từ ​​hội nghị COP26, do tác động tiềm tàng của nó trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc.

Một báo cáo hồi tháng 5 của Liên Hợp Quốc cho biết, việc cắt giảm mạnh lượng khí thải metan trong thập kỷ này có thể tránh được tình trạng Trái đất nóng lên gần 0,3 độ C vào những năm 2040.

Nếu không giải quyết được khí metan thì sẽ không đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris là không để nhiệt độ Trái đất tăng vượt mức 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp và tránh những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

Việc cắt giảm 30% khí metan sẽ do các bên ký kết cùng đạt được và bao gồm tất cả các lĩnh vực. Các nguồn phát thải khí metan chính bao gồm cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ, các mỏ than cũ, nông nghiệp và các bãi rác.

Nếu được thực hiện, cam kết có thể sẽ có tác động lớn nhất đến ngành năng lượng, vì các nhà phân tích cho rằng sửa chữa cơ sở hạ tầng dầu khí bị rò rỉ là cách nhanh nhất và rẻ nhất để hạn chế phát thải khí metan.

Mỹ sẽ ban hành các quy định về khí metan trong tuần này. EU và Canada đều có kế hoạch công bố luật metan nhằm giải quyết lĩnh vực năng lượng vào cuối năm nay.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Jeff Bezos mở hầu bao, cam kết chi 2% tài sản cứu Trái đất

Ngọc Vân |

Tỉ phú Jeff Bezos cam kết chi 2 tỉ USD, tương đương khoảng 2% tài sản, cho nỗ lực giảm xói mòn đất.

Ấn Độ và Anh sắp có động thái quy mô toàn cầu tại COP26

Nguyễn Hạnh |

Ấn Độ và Vương quốc Anh sẽ khởi động một dự án nhằm mục đích tạo ra một lưới điện mặt trời quy mô toàn cầu tại các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc sắp tới ở Glasgow, Scotland.

Bill Gates bày tỏ quan điểm về năng lượng hạt nhân

Nguyễn Hạnh |

Bill Gates nói rằng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo tương đối an toàn và ít chất thải, có thể giúp ngăn chặn thảm họa khí hậu.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Man United thua đậm Tottenham ngay trên sân nhà

Nhóm PV |

Tối Chủ nhật, Man United thua 0-3 trên sân nhà trước Tottenham trong trận đấu mà Bruno Fernandes nhận thẻ đỏ từ cuối hiệp 1.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Dự báo thời điểm bão cuồng phong ở Philippines giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Julian ở Philippines (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão cuồng phong vào chiều 29.9.

Đà tăng giá vàng phá vỡ "lời nguyền tháng 9"

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giới chuyên gia nhận định tháng 9 thường là "điểm trũng" của giá vàng thế giới. Tuy nhiên năm nay, quan niệm này không còn chính xác.