Giải mã hiện tượng kỳ lạ ngoài đại dương từng khiến thủy thủ khiếp sợ

Nguyễn Hạnh |

Nguồn gốc của hiện tượng kỳ lạ được gọi là "biển sữa" luôn bị coi là một thứ gì đó nguy hiểm. Nhờ sử dụng vệ tinh, các nhà khoa học hiện đại đã hiểu hơn về thứ tạo ra loại nước phát sáng này.

Theo bài báo ngày 28.8 của Science Times, trong nhiều thế kỷ, hiệu ứng biển sữa đã trở thành câu chuyện dân gian hàng hải đối với những người thủy thủ. Các thủy thủ thế kỷ 19 không hiểu điều gì đã tạo ra hiện tượng này và cho rằng nguồn gốc của nó là một thứ gì đó nguy hiểm như quái vật biển và nàng tiên cá. Họ đã rất khiếp sợ mỗi khi phải chèo thuyền qua hàng km vùng nước phát sáng rực rỡ như vậy.

Cho đến ngày nay, chỉ có một cuộc chạm trán với biển sữa được ghi nhận. Những người bắt gặp biển sữa đã lấy mẫu nước phát sáng và phát hiện một loại vi khuẩn có tên là Vibrio harveyi đang gây ra sự phát sáng trên bề mặt nước.

Giáo sư khoa học khí quyển Steven D.Miller từ Đại học Bang Colorado, Mỹ cho biết, vi khuẩn này hoạt động khác với tảo hai roi gây phát quang sinh học ở gần bờ. Loại vi khuẩn này sẽ phát sáng khi dân số của chúng đủ lớn - khoảng 100 triệu tế bào riêng lẻ trên mỗi ml nước.

Các nhà khoa học tin rằng, những con vi khuẩn Vibrio harveyi phát sáng để nhằm gọi mời những con cá ăn chúng vì chúng có thể phát triển mạnh bên trong dạ dày của những con cá này.

Các nhà sinh vật học cho rằng biển sữa có thể luôn xảy ra ở nhiều nơi trên đại dương và việc sử dụng vệ tinh sẽ giúp họ theo dõi, giám sát những vùng nước phát sáng rực rỡ này.

Hình ảnh vệ tinh đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu độ chi tiết và rõ ràng của hiệu ứng biển sữa. Họ phát hiện, có hàng nghìn, hàng triệu tỉ tế bào trong các biển sữa. Dữ liệu vệ tinh còn có thể cho phép họ tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa biển sữa với nhiệt độ bề mặt biển, dòng chảy và sinh khối.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Dựa vào đâu chúng ta biết hố đen vũ trụ thực sự tồn tại?

Nguyễn Hạnh |

Hố đen vũ trụ nghe giống khoa học viễn tưởng nhưng có rất nhiều bằng chứng, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, chứng minh chúng thực sự tồn tại trong vũ trụ, theo Live Science.

Giới khoa học tìm cách làm chệch hướng tiểu hành tinh nguy cơ va Trái đất

Nguyễn Hạnh |

Các nhà khoa học tại một cơ sở của NASA ở California đang thử nghiệm các phương pháp làm chệch hướng tiểu hành tinh có nguy cơ va vào Trái đất, Daily Mail ngày 26.8 đưa tin.

Nghiên cứu báo động sự tồn vong của khí hậu đại dương trên Trái đất

Hải Anh |

Khoảng 95% bề mặt đại dương của Trái đất sẽ thay đổi vào cuối thế kỷ này trừ khi nhân loại kiềm chế phát thải carbon.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.