Lí do học sinh Trung Quốc thường giỏi toán

Khánh Minh |

Không phải mọi học sinh Trung Quốc đều giỏi toán, nhưng nói chung, tất cả học sinh Trung Quốc của tôi ở một cấp độ cao hơn hẳn những học sinh khác - một giáo viên chia sẻ.

Người Trung Quốc giỏi toán?

Quan niệm ​​cho rằng người Châu Á, đặc biệt là người Trung Quốc, giỏi toán lan rộng đến mức ứng cử viên tổng thống Mỹ một thời của đảng Dân chủ Andrew Yang đã biến nó thành đặc điểm trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình.

“Đối lập với ông Donald Trump là một chàng trai Châu Á thích toán học” - Andrew Yang thường nói với những người ủng hộ.

Học sinh và giáo viên ở Châu Á công nhận điều này. Tờ SCMP dẫn lời Chu Cheuk-hei, một học sinh 15 tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc), người đã tham gia các cuộc thi toán quốc tế, nói: “Tôi nghĩ tại các cuộc thi toán học, điều đó đúng. Học sinh Trung Quốc hoặc Châu Á thường đạt kết quả tốt hơn các học sinh khác”.

Alex Dutton, một gia sư toán và vật lý ở Hong Kong, cảnh báo: “Không phải mọi học sinh Trung Quốc đều giỏi toán, nhưng nói chung, tất cả học sinh Trung Quốc của tôi ở một cấp độ cao hơn hẳn những học sinh khác”.

Frederick Leung, giáo sư toán học tại Đại học Hong Kong, đã nghiên cứu chủ đề này trong hai thập kỷ rưỡi qua.

Cứ bốn năm một lần, ông tổ chức cuộc thi toán quốc tế cho học sinh từ 10 đến 14 tuổi tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông công bố bảng xếp hạng trong Xu hướng Nghiên cứu Khoa học và Toán học Quốc tế (TIMSS - nơi cung cấp số liệu kịp thời và tin cậy về thành tích khoa học và toán học của học sinh Mỹ so với học sinh các nước khác).

Liên tục nằm trong top 5 là Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Trung Quốc đại lục không tham gia nghiên cứu.

Giáo sư Frederick Leung. Ảnh: Goldthread
Giáo sư Frederick Leung. Ảnh: Goldthread

Lý do giỏi toán

Giáo sư Leung tin rằng một trong những lý do tại sao học sinh từ những nơi đó luôn vượt trội hơn những nơi khác là văn hóa Nho giáo coi trọng sự chăm chỉ và thành tích.

“Trong nền văn hóa Nho giáo lâu đời này có áp lực trong việc học hành. Ở London, khi tôi phỏng vấn các bậc phụ huynh và hỏi họ: Con bạn học không tốt lắm về môn toán nhỉ. Bạn nghĩ sao?. Họ trả lời: Cháu không giỏi toán lắm. Bản thân tôi cũng không giỏi toán, bạn biết đấy. Nhưng cháu rất giỏi bóng rổ, âm nhạc hoặc nghệ thuật” - giáo sư Leung.

“Ở Bắc Kinh, tôi hỏi câu hỏi tương tự với các bậc cha mẹ và nhận được câu trả lời là: Cháu nó lười biếng. Đó là một sự tương phản lớn với các bậc cha mẹ phương Tây. Họ cho rằng thành công và thất bại của con họ, đặc biệt là trong toán học, là do khả năng bẩm sinh" - ông Leung cho hay.

Ở Trung Quốc, thành tích trong các kỳ thi quốc gia cho đến nay vẫn được sử dụng để quyết định việc vào đại học và bố trí một công việc trong các cơ quan nhà nước về sau này. Tất nhiên, một trong những môn là toán học. Các kỳ thi quốc gia bắt nguồn từ thế kỷ thứ bảy thời nhà Tùy.

Đó là một cách để tiến lên nấc thang xã hội và giành được một công việc uy tín của chính phủ. Các kỳ thi đã thúc đẩy quan niệm rằng học tập chăm chỉ có thể cải thiện rất nhiều điều.

“Vì vậy, qua nhiều thế hệ, chúng tôi có sự tin tưởng sâu sắc vào việc thi cử,” giáo sư Leung nói.

Ngày nay, nỗi ám ảnh về kỳ thi đã khiến các trường tư, các lớp dạy thêm và luyện thi mọc lên như nấm.

Trung Quốc, hơn 90% phụ huynh trả tiền cho trường luyện thi, biến nó trở thành ngành công nghiệp trị giá 383 tỉ USD vào năm 2019.

Học toán có dễ hơn ở một số ngôn ngữ không? Một số nghiên cứu cho thấy có. “Hệ thống chữ số trong tiếng Trung rất đơn giản, ít nhất là số học rất dễ học” - ông Leung cho hay.

Các nhà nghiên cứu về giáo dục mầm non đã phát hiện ra rằng cách một ngôn ngữ mô tả các con số có thể ảnh hưởng đến tốc độ tính tổng của trẻ.

Lấy ví dụ số 11. Các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha có một từ duy nhất cho nó - mười một.

Nhưng trong tiếng Trung, con số được nói là “10” và “1”. Và các chữ số là đơn âm, giúp chúng dễ ghi nhớ hơn.

Hệ thống số tương tự được sử dụng trong tiếng Arab, tiếng Hàn và tiếng Nhật.

Một trong những lợi ích của hệ thống này, Leung nói, là các phép toán có thể được dạy bằng các phương pháp ghi nhớ, chẳng hạn như bài hát.

“Khi tôi còn trẻ - tôi là người Quảng Đông - chúng tôi không có bảng cửu chương. Chúng tôi có một bài hát, Bài hát Nine Factors - 9 thừa số” - giáo sư Leung nói, và cho hay, phương pháp ghi nhớ này giúp đưa bảng cửu chương vào bộ nhớ dễ dàng hơn, tạo cơ sở cho toán học cấp cao hơn.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Đồng phục học sinh ‘nổi loạn’ ở Thái Lan phá vỡ mọi quy tắc

Khánh Minh |

Bộ đồng phục học sinh “nổi loạn” của nhà thiết kế trẻ Thái Lan đã phá vỡ mọi quy tắc truyền thống ở nước này.

Trung Quốc giữ an toàn cho học sinh trở lại trường sau dịch COVID thế nào?

HỒNG HẠNH |

Trường học ở Trung Quốc đã có nhiều sáng kiến ứng phó với đại dịch COVID-19 để đảm bảo sự an toàn cho học sinh khi quay trở lại học.

Hàng nghìn học sinh Hong Kong bắt đầu kỳ thi đại học

Lê Thanh Hà |

Hàng nghìn học sinh trung học phổ thông ở Hong Kong (Trung Quốc) đã tham dự kỳ thi đại học sau 1 tháng trì hoãn vì dịch COVID-19.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng 2-1 U23 Ninh Bình: Set 4

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Đồng phục học sinh ‘nổi loạn’ ở Thái Lan phá vỡ mọi quy tắc

Khánh Minh |

Bộ đồng phục học sinh “nổi loạn” của nhà thiết kế trẻ Thái Lan đã phá vỡ mọi quy tắc truyền thống ở nước này.

Trung Quốc giữ an toàn cho học sinh trở lại trường sau dịch COVID thế nào?

HỒNG HẠNH |

Trường học ở Trung Quốc đã có nhiều sáng kiến ứng phó với đại dịch COVID-19 để đảm bảo sự an toàn cho học sinh khi quay trở lại học.

Hàng nghìn học sinh Hong Kong bắt đầu kỳ thi đại học

Lê Thanh Hà |

Hàng nghìn học sinh trung học phổ thông ở Hong Kong (Trung Quốc) đã tham dự kỳ thi đại học sau 1 tháng trì hoãn vì dịch COVID-19.