Lo khủng hoảng, EU khuyến nghị tiếp tục giảm tiêu thụ khí đốt

Song Minh |

EU khuyến nghị tiếp tục giảm tiêu thụ khí đốt để đề phòng khủng hoảng năng lượng.

Năm 2022, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu tự nguyện cắt giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt trong những tháng mùa đông - một trong nhiều biện pháp khẩn cấp được thông qua sau khi Nga cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng nguồn cung và giá khí đốt cao kỷ lục.

Trang Euractiv đưa tin, ngày 27.2, Ủy ban châu Âu khuyến nghị các nước tiếp tục giảm sử dụng khí đốt ở mức 15% so với mức tiêu thụ trung bình trong giai đoạn 2017-2022.

Tuy nhiên, EU đã bỏ một lựa chọn được thống nhất vào năm 2022 là có thể "bắt buộc giảm 15% tiêu thụ khí đốt" nếu xảy ra khủng hoảng nguồn cung.

Các nhà ngoại giao EU cho biết một số quốc gia coi chính sách này không còn cần thiết vì đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã qua và các nước châu Âu đã liên tục cắt giảm nhu cầu khí đốt kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào tháng 2.2022.

Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao EU, rất ít người hoàn toàn phản đối khuyến nghị này và các bộ trưởng năng lượng EU có thể sẽ chấp nhận khuyến nghị tại cuộc họp vào tháng tới.

Ủy ban châu Âu cho biết, tình hình cung cấp năng lượng của châu Âu đã được cải thiện đáng kể khi các nước đã thay thế nguồn khí đốt Nga bằng năng lượng tái tạo và khí đốt từ các nhà cung cấp khác.

Tuy nhiên, thị trường khí đốt toàn cầu thắt chặt và mục tiêu của EU nhằm loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch của Nga đồng nghĩa với việc cần phải tiếp tục tiết kiệm năng lượng.

Giá khí đốt ở châu Âu trong tháng này đã giảm xuống mức thấp nhất gần ba năm. Dữ liệu của Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy các nước EU đi qua mùa đông này với các hầm dự trữ khí đốt đạt khoảng 64% công suất - mức cao bất thường.

Ủy ban châu Âu cho hay, việc sử dụng khí đốt của các nước EU đã giảm 18% trong khoảng thời gian từ tháng 8.2022, khi giá khí đốt đạt mức cao nhất mọi thời đại và đến tháng 12.2023, từ mức bình thường.

Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel cho biết: “Việc giảm nhu cầu khí đốt tất nhiên không phải do bản thân mục tiêu thúc đẩy mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố tác động”.

Ông nói thêm, các yếu tố đã hạn chế việc sử dụng khí đốt của châu Âu bao gồm giảm hoạt động công nghiệp, nhiệt độ mùa đông ôn hòa và tăng sản lượng từ năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, bất chấp việc đa dạng hóa nguồn cung, giảm giá và ổn định, cũng như dự trữ dự trữ cao hơn "có lợi cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế EU”, người dân châu Âu vẫn phải tiếp tục thắt lưng buộc bụng về khí đốt thêm một năm nữa.

EU gần đây đã xác nhận thỏa thuận 5 năm vận chuyển khí đốt qua đường ống quá cảnh Ukraina với Gazprom của Nga sẽ không được gia hạn khi hết hạn vào cuối tháng 3.

Đường ống dẫn khí Urengoi - Pomary - Uzhgorod ở Ukraina. Ảnh: EBRD
Đường ống dẫn khí Urengoi - Pomary - Uzhgorod ở Ukraina được nâng cấp năm 2011. Ảnh: Ngân hàng Phát triển và Tái thiết châu Âu

Mặc dù đã thông qua 13 gói trừng phạt kể từ năm 2022 để trừng phạt Nga vì hoạt động quân sự ở Ukraina, EU vẫn mua gần 30 tỉ euro dầu thô, sản phẩm dầu và khí đốt Nga vào năm ngoái.

Trong khi đó, Đức theo truyền thống là nền kinh tế mạnh nhất EU, đang gặp khủng hoảng, với 15% công ty của nước này gặp khó khăn - theo các chuyên gia tư vấn Alvarez & Marsal cho biết vào đầu tháng này.

Nhiều nhà phân tích đổ lỗi cho chi phí năng lượng cao và dự đoán điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng bất động sản đang rình rập khi các công ty đối mặt nguy cơ vỡ nợ.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Dự án khí đốt Nga bị Mỹ trừng phạt sắp xuất khẩu lô hàng đầu tiên

Song Minh |

Dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga chịu lệnh trừng phạt của Mỹ sắp xuất khẩu lô hàng đầu tiên.

Đức tính chi hàng tỉ euro để sửa đường ống dẫn khí từ Nga

Song Minh |

Đức có kế hoạch chi hàng tỉ euro để chuyển đổi đường ống dẫn khí từ Nga nhằm tái sử dụng vận chuyển hydro.

Châu Âu chật vật hóa giải nghịch lý nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Châu Âu không có cách nào ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga khi một số nước vẫn mua với tốc độ kỷ lục.

Bản tin công đoàn: Educa hoàn tiền vụ đưa người đi Hàn Quốc

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Chỉ đạo nóng vụ người nước ngoài ở NOXH; Educa nhận "ngoài tầm kiểm soát" vụ đưa người đi Hàn Quốc...

3 tàu chiến Mỹ bị tên lửa hành trình tấn công

Khánh Minh |

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố bắn trúng 3 tàu chiến Mỹ ở Trung Đông.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Dự án khí đốt Nga bị Mỹ trừng phạt sắp xuất khẩu lô hàng đầu tiên

Song Minh |

Dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga chịu lệnh trừng phạt của Mỹ sắp xuất khẩu lô hàng đầu tiên.

Đức tính chi hàng tỉ euro để sửa đường ống dẫn khí từ Nga

Song Minh |

Đức có kế hoạch chi hàng tỉ euro để chuyển đổi đường ống dẫn khí từ Nga nhằm tái sử dụng vận chuyển hydro.

Châu Âu chật vật hóa giải nghịch lý nhập khẩu khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Châu Âu không có cách nào ngăn chặn nhập khẩu khí đốt Nga khi một số nước vẫn mua với tốc độ kỷ lục.