Mẫu đá tiểu hành tinh nguyên thủy nhất nắm giữ bí mật nguồn gốc Hệ Mặt trời

Bảo Châu |

Mẫu đất đá thu thập từ tiểu hành tinh Ryugu là một trong số những mẫu vật chất nguyên thủy nhất từng được khảo sát trên Trái đất, hé lộ nguồn gốc Hệ Mặt trời.

Theo Live Science, tiểu hành tinh 162173 Ryugu có đường kính khoảng 900m, có quỹ đạo quay quanh Mặt trời ở khoảng giữa Trái đất và sao Hỏa. Đôi khi nó cũng cắt ngang qua quỹ đạo Trái đất.

Tiểu hành tinh loại C (carbon) này xoay tròn như một con quay lao vút trong không gian. Và cũng giống như các tiểu hành tinh loại C khác, Ryugu có khả năng chứa vật liệu từ tinh vân - đám mây khổng lồ của bụi và khí đã sinh ra Mặt trời và nó các hành tinh cách đây hàng tỉ năm, theo các nhà khoa học.

Vào năm 2019, tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản đã thu thập được các mẫu đất đá từ bề mặt tiểu hành tinh Ryugu và vận chuyển về Trái đất thành công vào tháng 12.2020.

Trong hai bài báo được công bố ngày 20.12 trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học đã trình bày kết quả phân tích ban đầu về những mẫu đất đá không gian đáng chú ý này.

Theo ông Cédric Pilorget, Trợ lý Giáo sư tại Viện Vật lý học Thiên thể Không gian tại Đại học Paris-Saclay của Pháp, mặc dù mới bắt đầu tìm hiểu, nhưng kết quả ban đầu cho thấy những mẫu này là một trong những vật liệu nguyên thủy nhất từng được phân tích trong phòng thí nghiệm. Tuổi chính xác của vật liệu vẫn chưa được tìm ra nhưng sẽ được tiết lộ trong các nghiên cứu tương lai.

Tổng cộng, mẫu vật tiểu hành tinh nặng khoảng 5,4gam, trong đó các viên lớn nhất có chiều ngang khoảng 8mm, viên nhỏ nhất có đường kính nhỏ hơn 1mm nên trông chúng giống như bụi mịn. Toru Yada - nghiên cứu viên cấp cao của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản và là tác giả của nghiên cứu thứ hai - cho biết, nếu nhìn bằng mắt thường, mẫu vật tiểu hành tinh không khác gì những mẩu hạt tiêu đen.

 
Cận cảnh mẫu đất đá tiểu hành tinh Ryugu đã được đưa về Trái đất. Ảnh: Nature Astronomy

Nhóm các nhà nghiên cứu đã xử lý mẫu vật tiểu hành tinh Ryugu sao cho không để chúng tiếp xúc với không khí của Trái đất, sau đó sử dụng kính hiển vi quang học và các dụng cụ khác nhau để đo độ hấp thụ, phát ra và phản xạ các bước sóng ánh sáng khác nhau trong quang phổ nhìn thấy và hồng ngoại.

Kết quả, họ phát hiện ra rằng các mẩu vật chất màu đen chỉ phản xạ khoảng 2% đến 3% ánh sáng chiếu vào. Ngạc nhiên hơn nữa, nhà khoa học Yada nói, mật độ khối của các mẫu - khối lượng của các hạt chia cho tổng thể tích mà chúng chiếm - thấp hơn so với các thiên thạch cacbon đã biết. Phát hiện này gợi ý rằng mẫu đất đá này có độ xốp cao, nghĩa là giữa các hạt vật liệu riêng lẻ tồn tại nhiều khoảng không gian trống cho phép nước và khí thấm qua.

Phát hiện này phù hợp với dữ liệu sơ bộ do tàu vũ trụ Hayabusa2 thu thập - gợi ý rằng các tảng đá trên bề mặt Ryugu rất xốp, theo Space.com.

Bước tiến giúp khám phá bối cảnh Hệ Mặt trời sơ khai

Sau phân tích sơ bộ, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là siêu kính hiển vi để xem xét kỹ hơn thành phần của các mẫu vật chất tiểu hành tinh. Ảnh chụp nhanh các mẫu Ryugu cho thấy các hạt đá được cấu tạo từ một "ma trận ngậm nước", bao gồm các vật liệu như đất sét, với các hợp chất gốc cacbon. 

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra dấu vết của các hợp chất giàu amoniac trong mẫu đá, điều này, theo họ "có thể có một số tác động liên quan đến nguồn gốc của tiểu hành tinh Ryugu và hiểu biết của chúng ta về vật chất nguyên thủy".

Những phân tích ban đầu về tiểu hành tinh Ryugu đại diện cho bước đầu tiên trong việc khám phá ra bối cảnh về Hệ Mặt trời thuở sơ khai. Nhưng để có thể hiểu được tường tận về thời điểm đầu tiên hình thành tiểu hành tinh và độ tuổi khi nó tiếp xúc với nước, thì cần phải có thêm thời gian nghiên cứu, kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau.

Các đánh giá sâu hơn về các hợp chất hữu cơ và khoáng chất trong các mẫu cũng sẽ cung cấp thông tin cốt lõi về cách tiểu hành tinh và thực trạng ban đầu của nó khi mới được hình thành. Các nhà nghiên cứu cũng có thể kiểm tra các hợp chất dễ bay trong mẫu vật để biết được cách thức gió Mặt trời định hình bề mặt tiểu hành tinh theo thời gian.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân cá sấu sống sót sau khi tiểu hành tinh xóa sổ khủng long

Nguyễn Hạnh |

Có 2 lý do chính khiến cá sấu sống sót sau khi khủng long bị xóa sổ do bị tiểu hành tinh va vào.

Tiểu hành tinh áp sát Trái đất cuối tuần này được định giá... 5 tỉ USD

Song Minh |

Nếu "bắt" được tiểu hành tinh khổng lồ áp sát Trái đất vào ngày 11.12, bạn sẽ có gần 5 tỉ USD.

3 tiểu hành tinh khổng lồ bay ngang Trái đất những ngày cuối năm 2021

Thanh Hà |

Ba tiểu hành tinh lớn sẽ bay ngang Trái đất trong những ngày cuối cùng của năm 2021, trong đó có một tiểu hành tinh có thể rộng tới 260m.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.