Nga nêu 7 điều kiện nối lại thỏa thuận ngũ cốc với Ukraina

Thanh Hà |

Nga sẵn sàng trở lại thỏa thuận ngũ cốc với Ukraina với điều kiện các quốc gia phương Tây và Ukraina đáp ứng các nghĩa vụ của họ.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21.7 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Sáng kiến Biển Đen do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, phó đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky lưu ý, việc Nga quyết định rút khỏi thoả thuận ngũ cốc này “không gây bất ngờ cho bất kỳ ai” vì chưa từng có động thái nào được thực hiện để giải quyết những phàn nàn của Mátxcơva.

Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh, Mátxcơva nhận thức rõ tầm quan trọng của thỏa thuận ngũ cốc với nguồn cung lương thực toàn cầu và “sẵn sàng xem xét quay trở lại thỏa thuận đó, nhưng chỉ khi tất cả các nguyên tắc đã thỏa thuận trước đó về sự tham gia của Nga trong thỏa thuận ngũ cốc được thực hiện đầy đủ và không có ngoại lệ”.

Liệt kê các điều kiện của Nga, ông Polyansky nhấn mạnh: Trước tiên, các biện pháp trừng phạt với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga ra thị trường toàn cầu nên được dỡ bỏ “về mặt thực tế chứ không chỉ bằng lời nói”.

Thứ 2, tất cả các trở ngại với các tổ chức tài chính Nga tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu ngũ cốc và phân bón cũng phải được dỡ bỏ, bao gồm cả việc kết nối lại với hệ thống thanh toán SWIFT.

Thứ 3, nhà ngoại giao Nga chỉ ra, Nga cần được nối lại nguồn cung cấp phụ tùng và linh kiện liên tục cho máy móc nông nghiệp.

Thứ 4, tất cả các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng tàu và bảo hiểm xuất khẩu thực phẩm của Nga cũng phải được giải quyết.

Yêu cầu thứ 5 mà ông Polyansky nêu ra là dỡ bỏ trở ngại với việc mở rộng xuất khẩu nguyên liệu phân bón của Nga, bao gồm cả việc khôi phục đường ống amoniac Togliatti-Odessa bị hư hỏng nghiêm trọng vào tháng trước. Mátxcơva và Kiev đã cáo buộc lẫn nhau về bên chịu trách nhiệm cho việc hỏng đường ống này.

Ngoài ra, yêu cầu thứ 6 là tất cả các tài sản của Nga đã bị đóng băng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp phải được giải phóng.

Điều kiện thứ 7 và cũng là điều kiện cuối cùng mà Nga nêu ra là, bản thân thỏa thuận ngũ cốc “phải phục hồi bản chất nhân đạo ban đầu của nó”, phục vụ để giải quyết các vấn đề lương thực ở các nước đang phát triển thay vì khiến các nước giàu trở nên giàu hơn.

Đầu tuần này, Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc. Sau đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, bất kỳ tàu nào đi đến các cảng của Ukraina ở Biển Đen sẽ bị coi là tàu chở hàng quân sự tiềm tàng.

Đáp lại, Bộ Quốc phòng Ukraina cáo buộc Mátxcơva biến Biển Đen thành "khu vực nguy hiểm", đồng thời đưa ra cảnh báo tương tự với tất cả các tàu trong khu vực hướng tới Nga.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga và EU gia hạn trừng phạt lẫn nhau

Khánh Minh |

Nga kéo dài các hạn chế ngoại thương, trong khi EU gia hạn lệnh trừng phạt Mátxcơva thêm 6 tháng.

Nga tung chiến lược mới giúp Gazprom củng cố nguồn lực

Thanh Hà |

Nga phê duyệt đợt tăng giá khí đốt lớn cho Gazprom. Ông lớn năng lượng Nga dự kiến sử dụng doanh thu bổ sung này để xây dựng các đường ống dẫn khí mới từ Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ cũng như dùng cho bảo trì chung.

Hơn 50 quốc gia cận kề vỡ nợ

Thanh Hà |

Liên Hợp Quốc cảnh báo, hơn 50 quốc gia trên toàn cầu cận kề vỡ nợ. Trong khi đó, các cuộc đàm phán với G20 về hỗ trợ cho những quốc gia này “không hề có chút tiến triển nào”.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.