Nhật Bản có thủ tướng thứ 100

Khánh Minh |

Ngày 4.10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhậm chức, thành lập nội các mới để giải quyết những vấn đề đối nội và đối ngoại trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Nhiệm vụ của tân Thủ tướng

Theo Kyodo, trong phiên họp bất thường chiều 4.10, lưỡng viện Quốc hội Nhật Bản bỏ phiếu bầu ông Fumio Kishida làm thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản. Ông Kishida giành được 311 trong tổng số 458 phiếu tại Hạ viện và 141 trong 245 phiếu tại Thượng viện. Ông Kishida, người từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản giai đoạn năm 2012-2017 trong chính phủ của Thủ tướng Abe Shinzo, đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LPD) hôm 29.10. Việc ông Kishida được bầu làm thủ tướng là kết quả đã được dự báo trước, do LDP là đảng cầm quyền và liên minh cầm quyền chiếm đa số ghế ở lưỡng viện Quốc hội.

Trước đó, sáng cùng ngày, toàn bộ nội các của Thủ tướng Suga Yoshide đã từ chức, chưa đầy một năm sau khi thành lập.

Trong nội các mới của ông Kishida, ông Toshimitsu Motegi được giữ lại làm Ngoại trưởng, ông Nobuo Kishi tiếp tục làm Bộ trưởng Quốc phòng, trong khi ông Shunichi Suzuki được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính và ông Hirokazu Matsuno làm Chánh văn phòng Nội các. Trong số 20 vị trí trong nội các mới, 13 vị trí là những người không có kinh nghiệm nội các trước đây, phù hợp với cam kết của ông Kishida là trao cơ hội cho những người mới.

Với khoảng 60% dân số Nhật Bản được tiêm phòng đầy đủ và các ca nhiễm COVID-19 đã giảm, nhiệm vụ đối nội trước mắt của tân Thủ tướng Fumio Kishida là ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm mới, đồng thời dỡ bỏ dần các hạn chế đối với các hoạt động xã hội và kinh doanh, mở cửa lại biên giới cho du khách nước ngoài. Tuyên bố sẽ đưa ra gói kinh tế trị giá "hàng chục nghìn tỉ yên" trong năm để đối phó với đại dịch, ông Kishida cũng đã cam kết sẽ giảm chênh lệch giàu nghèo trong quá trình điều chỉnh học thuyết kinh tế Abenomics, giúp nâng cao thu nhập của doanh nghiệp.

Về đối ngoại, giống như những người tiền nhiệm Suga Yoshihide và Abe Shinzo, ông Fumio Kishida nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở, đồng thời tiếp tục hợp tác với Mỹ và các quốc gia cùng chí hướng khác như Australia và Ấn Độ. Là một người ôn hòa xuất thân từ gia đình có truyền thống chính trị "trâm anh thế phiệt" ở Hiroshima, ông Kishida cam kết sẽ thúc đẩy nỗ lực nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới, đồng thời xem xét lại và có thể sửa đổi các luật điều chỉnh khả năng tương tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG).

Bài kiểm tra lớn đầu tiên của ông Kishida khi nhậm chức sẽ là cuộc tổng tuyển cử, trong đó ông sẽ cần phải chứng minh hình ảnh của một người xây dựng sự đồng thuận. Ông Kishida có kế hoạch giải tán Hạ viện vào ngày 14.10 và tổ chức cuộc bầu cử Hạ viện vào ngày 31.10. Các nhà phân tích chính trị cho biết, trong khi LDP và đối tác liên minh Komeito không có khả năng mất đa số tại Hạ viện, song các đảng đối lập bao gồm Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản có thể giành được một số ghế bằng cách hợp nhất các ứng viên.

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển

Tân Thủ tướng Fumio Kishida là người rất quen thuộc với Việt Nam, đã nhiều năm đảm nhận vai trò Tổng thư ký Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam gần nhất của ông Kishida diễn ra vào năm 2016 trên cương vị Ngoại trưởng Nhật Bản.

Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011). Quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thăm Việt Nam 4 lần vào các năm 2006, 2013, tháng 1.2017 và tháng 11.2017. Cựu Thủ tướng Suga Yoshihide chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên hồi tháng 10.2020.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Về thương mại, hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.

Về hợp tác liên quan đến phòng chống COVID-19, kể từ tháng 6.2021 đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ cho Chính phủ Việt Nam khoảng 3,58 triệu liều vaccine, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan thực hiện các hỗ trợ khác nhau nhằm sớm kiểm soát được dịch bệnh. Trong bối cảnh đại dịch, các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã nhiều lần gửi thư và điện thăm hỏi, điện đàm với lãnh đạo Nhật Bản. Trong năm 2020, Việt Nam hỗ trợ hơn 1,2 triệu khẩu trang cho Nhật Bản.

Ông Ryokichi Motoyoshi, nguyên Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam và hiện là chuyên gia tư vấn pháp lý cho người Việt Nam ở Nhật Bản, nhận định, về cơ bản chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Việt Nam sẽ không thay đổi. Theo ông Motoyoshi, thời gian tới, khi dịch COVID-19 ở hai nước được kiểm soát tốt, quan hệ Nhật Bản-Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực, cần nhiều lao động nước ngoài, nhất là lao động Việt Nam. Vì thế, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, chắc chắn quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực này còn phát triển hơn nữa.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm nay nhậm chức

Ngọc Vân |

Chiều 4.10, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến sẽ nhậm chức, thành lập nội các mới nhằm kiểm soát COVID-19 và phục hồi nền kinh tế.

Tuyển Australia đón "viện binh" chuẩn bị đấu với Oman, Nhật Bản

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Graham Arnold của tuyển Australia đã triệu tập đội hình với một số sự thay đổi đáng chú ý so với trận thắng tuyển Việt Nam, để chuẩn bị cho 2 trận đấu vòng loại World Cup 2022 trong tháng 10.

Tàu vũ trụ Châu Âu-Nhật Bản áp sát hành tinh nhỏ nhất Hệ Mặt trời

Thanh Hà |

Tàu vũ trụ chung của Châu Âu-Nhật Bản áp sát sao Thủy trong lần tiếp cận lần đầu tiên ngày 1.10.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.