Nhật Bản đạt thỏa thuận LNG khẩn cấp với nhà sản xuất hàng đầu thế giới

Thanh Hà |

Nhật Bản đạt được thỏa thuận về nguồn cung cấp LNG khẩn cấp từ Đông Nam Á để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng mùa đông.

Nhật Bản đã ký một bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Malaysia Petronas nhằm mua được khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong thời điểm khan hiếm nguồn cung hoặc một trường hợp khẩn cấp khác.

Thỏa thuận LNG khẩn cấp này đạt được vào thời điểm Tokyo chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh toàn cầu về nhiên liệu ngày càng tăng khi mùa đông đến gần.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố thỏa thuận ngày 29.9 tại Hội nghị Nhà sản xuất - Người tiêu dùng LNG trực tuyến.

Malaysia, một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, chịu trách nhiệm cho 13,6% lượng LNG nhập khẩu của Nhật Bản vào năm 2021 - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Australia.

Giá LNG Châu Á tăng trong bối cảnh các khách hàng lớn ở Châu Á tập trung vào dự trữ cho mùa đông. Ảnh chụp màn hình
Giá LNG Châu Á tăng trong bối cảnh các khách hàng lớn ở Châu Á tập trung vào dự trữ cho mùa đông. Ảnh chụp màn hình

Nhật Bản và Petronas cũng sẽ xem xét cùng đầu tư vào khai thác, sản xuất LNG và cuối cùng là chia sẻ các kho chứa.

Malaysia gần với Nhật Bản hơn các nhà sản xuất LNG khác như Mỹ hoặc các nước Trung Đông. Nhật Bản hy vọng có thể tăng nhanh các lô hàng từ Malaysia trong trường hợp khẩn cấp.

Về phần mình, Nhật Bản sẽ hợp tác với Malaysia trong mảng công nghệ giảm phát thải.

Singapore cũng bày tỏ mong muốn hợp tác mạnh mẽ hơn với Nhật Bản tại hội nghị. Bộ Kinh tế Nhật Bản sẽ tìm hiểu các khoản đầu tư chung trong các lĩnh vực liên quan đến LNG và hợp tác trong các cuộc khủng hoảng. Nhật Bản cũng sẽ xem xét làm việc với các quốc gia khác về mua sắm khí đốt chung và các lĩnh vực khác, theo Nikkei.

Nhu cầu LNG của Nhật Bản tăng vào mùa đông trong khi nhu cầu sưởi ấm của Đông Nam Á không quá cao và có khả năng dư thừa. Nhật Bản từng mua lại LNG từ Thái Lan trong đợt khan hiếm nguồn cung vào tháng 1.2021.

Giá LNG đã tăng do Châu Âu tăng cường nhập khẩu từ Mỹ và các nơi khác để hạn chế sự phụ thuộc vào khí đốt Nga. Nhật Bản cũng ghi nhận các lô LNG từ Nga giảm và đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung ổn định trước mùa đông.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hậu quả với Mỹ khi xuất khẩu lượng LNG kỷ lục sang EU

Song Minh |

Việc Mỹ xuất khẩu LNG kỷ lục sang EU được cho là đe dọa tiêu thụ khí đốt trong nước của quốc gia này.

Đức mua được LNG từ UAE giữa lúc nguồn cung khan hiếm

Thanh Hà |

Theo thỏa thuận LNG giữa Đức và UAE, việc giao hàng sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và tiếp tục đến năm 2023.

Đức sắp có nguồn cung LNG cực kỳ dồi dào

Thanh Hà |

Các công ty năng lượng Đức sắp đạt được thỏa thuận LNG dài hạn với Qatar, nhiều nguồn tin cho biết.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.