Phần Lan xây rào dây thép gai cao 3m dọc biên giới với Nga

Thanh Hà |

Chính quyền Phần Lan đang chặt cây dọc biên giới với Nga, nhường chỗ cho một hàng rào dài 200 m, cao 3 m và có dây thép gai phía trên.

Việc xây dựng hàng rào dây thép gai của Phần Lan là một phần trong nỗ lực của nước này cùng 4 quốc gia khác (Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan), tạo thành hàng rào hơn 1.245  km ngăn Liên minh châu Âu (EU) với Nga và Belarus.

Ismo Kurki - giám đốc dự án hàng rào biên giới phía đông Phần Lan - cho biết: “Theo đánh giá của Lực lượng Biên phòng Phần Lan, môi trường an ninh thay đổi khiến việc xây dựng hàng rào chắn dọc theo một phần biên giới phía đông là cần thiết".

Việc xây dựng hàng rào biên giới của Ba Lan lần đầu được công bố vào tháng 9.

Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.338 km với Nga. Đây là đường biên giới với Nga lớn nhất trong số các quốc gia thuộc EU. Chính phủ Phần Lan từng nhấn mạnh việc xây dựng hàng rào dọc theo toàn bộ đường biên giới "không phải là một lựa chọn hợp lý".

Các quan chức biên giới Phần Lan hy vọng hàng rào trị giá 404 triệu USD sẽ được hoàn thành trong năm 2026, trải dài 15% biên giới của nước này với Nga - tập trung chủ yếu ở các khu vực phía đông nam xung quanh các điểm giao cắt hiện có.

Các quan chức Phần Lan cho biết, hàng rào nhằm ngăn chặn số lượng lớn người di cư tìm cách vượt biên trái phép từ Nga.

Ngoài hàng rào, cơ quan chức năng Phần Lan đang thiết lập một con đường liền kề cho xe tuần tra và hệ thống camera giám sát.

Vào năm 2021, Latvia thông báo xây dựng hàng rào dài 500 km dọc theo biên giới Belarus. Lithuania bắt đầu xây dựng hàng rào dài 498 km ở biên giới Belarus, và Estonia đẩy nhanh kế hoạch xây dựng 115 km hàng rào dọc biên giới Nga được công bố cách đây 3 năm.

Vào tháng 11.2022, Ba Lan công bố kế hoạch xây dựng hàng rào dây thép gai cao 2,4 m dọc biên giới với vùng Kaliningrad của Nga.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ông Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ có thể chỉ ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO

Thanh Hà |

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng Ankara có thể chấp nhận Phần Lan gia nhập NATO mà không có nước láng giềng Bắc Âu Thụy Điển.

Thực hư việc Phần Lan có thể không cùng Thụy Điển gia nhập NATO

Thanh Hà |

Phần Lan có thể cân nhắc gia nhập NATO mà không có Thụy Điển nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ngăn cản nỗ lực chung của 2 nước này để gia nhập liên minh quân sự.

Phần Lan từ chối bồi thường dự án hạt nhân với Nga

Song Minh |

Hội đồng trọng tài quốc tế gọi việc Phần Lan đơn phương rút khỏi hợp đồng với tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom là “bất hợp pháp”.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Ông Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ có thể chỉ ủng hộ Phần Lan gia nhập NATO

Thanh Hà |

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng Ankara có thể chấp nhận Phần Lan gia nhập NATO mà không có nước láng giềng Bắc Âu Thụy Điển.

Thực hư việc Phần Lan có thể không cùng Thụy Điển gia nhập NATO

Thanh Hà |

Phần Lan có thể cân nhắc gia nhập NATO mà không có Thụy Điển nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ngăn cản nỗ lực chung của 2 nước này để gia nhập liên minh quân sự.

Phần Lan từ chối bồi thường dự án hạt nhân với Nga

Song Minh |

Hội đồng trọng tài quốc tế gọi việc Phần Lan đơn phương rút khỏi hợp đồng với tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom là “bất hợp pháp”.