Thế giới động vật: Hồng hạc chết hàng loạt ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nguyễn Hạnh |

Một đợt hạn hán kéo dài 2 tuần đã giết chết hàng nghìn con hồng hạc sống ở hồ Tuz - hồ lớn thứ 2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Daily Mail, hồ Tuz là nơi sinh sống của một quần thể hồng hạc khổng lồ, có thể sinh ra tới 10.000 con hồng hạc mỗi năm. Hồ nằm trong một lưu vực khép kín được gọi là lưu vực Konya, thuộc địa phận ba tỉnh: Ankara, Konya và Aksarayn.

Hồ Tuz là một trong những hồ muối mặn nhất trên thế giới. Do độ mặn cao nên nơi đây có tới 3 mỏ khai thác muối, chiếm 63% nguồn cung của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2000, UNESCO tuyên bố hồ Tuz là một khu bảo tồn đặc biệt của tổ chức.

Hồ Tuz vốn là nơi sinh sống của một quần thể hồng hạc khổng lồ. Ảnh: Anadolu Agency
Một đợt hạn hán kéo dài 2 tuần đã giết chết hàng nghìn con hồng hạc sống ở hồ Tuz. Ảnh: Anadolu Agency
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận với Reuters rằng, có khoảng hơn 1.000 con hồng hạc đã chết, nhưng phần lớn là con non và nguyên nhân là do chúng quá bé để có thể bay đi tìm những khu vực có nước.

"Chúng tôi đã quan sát thấy những con hồng hạc chết là do chúng không thể bay. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, không có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp nào giữa sự cố này với các giếng trong khu vực hoặc hệ thống tưới tiêu nông nghiệp", quan chức này cho biết.

Biến đổi khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân chính của sự cố. Ảnh: Anadolu Agency

Tuy nhiên, các nhà môi trường học từ Tổ chức Chống Xói mòn Đất Thổ Nhĩ Kỳ (TEMA) lại cho rằng, biến đổi khí hậu và các phương pháp tưới tiêu nông nghiệp là nguyên nhân gây ra sự khô hạn thảm khốc của hồ Tuz.

Nhà bảo vệ môi trường và nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Fahri Tunc thông tin, nguồn nước từ một con kênh dẫn vào hồ Tuz đã được chuyển hướng để canh tác thay vì tiếp tục cung cấp nước cho hồ.

Chủ tịch Hiệp hội Thiên nhiên Dicle Tuba Kilic cho hay, cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng chết hàng loạt của hồng hạc là thay đổi các phương pháp tưới tiêu nông nghiệp trong khu vực.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Sinh vật đầu tiên ở Mỹ tuyệt chủng do con người

Bảo Châu |

Loài côn trùng đầu tiên ở Mỹ tuyệt chủng do bàn tay con người là bướm xanh Xerces.

Thế giới động vật: Bệnh kỳ quái hiếm gặp ở rắn lan rộng tại Mỹ

Nguyễn Hạnh |

Những con rắn ở miền Đông Mỹ đang bị nhiễm một căn bệnh về da hiếm gặp, bệnh nấm rắn, gây đóng vảy và đục mắt.

Thế giới động vật: Choáng với người đàn ông mượn hàm cá sấu để mở bia

Bảo Châu |

Video người đàn ông dùng hàm cá sấu để mở lon bia đã lan truyền trên mạng xã hội với 1 triệu lượt xem.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV?

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vờ mua vàng rồi mang vàng bỏ chạy, tên cướp bị bắt sau 3 giờ

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Tên cướp đến tiệm vàng giả vờ mua vàng rồi mang theo vàng bỏ chạy. Công an đã bắt giữ đối tượng sau 3 giờ truy xét.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.