Thiên tai, lệnh cấm xuất khẩu đe doạ an ninh lương thực toàn cầu

Thanh Hà |

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày gây lũ lụt nghiêm trọng tại vùng sản xuất ngũ cốc hàng đầu của Trung Quốc ở phía đông bắc nước này gây lo ngại về an ninh lương thực. Trước đó, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây biến động trên thị trường thế giới, đặc biệt có thể tác động đến những nơi phụ thuộc vào gạo Ấn Độ.

Mưa lũ nhấn chìm những cánh đồng lúa

Mưa lớn do bão Doksuri tàn phá miền bắc Trung Quốc kể từ cuối tháng 7. Khi bão di chuyển xa hơn về phía bắc Trung Quốc tới tỉnh Hắc Long Giang, những con sông tưới tiêu cho các cánh đồng màu mỡ của tỉnh này đã tràn bờ, nhấn chìm những cánh đồng lúa, phá hủy nhà kính trồng rau và làm hư hại các nhà máy.

Tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, hơn 90.000ha cây trồng bị hư hại do nước lũ. Tại thành phố Thượng Chí, hơn 42.575ha cây trồng bị phá hủy trong trận mưa bão tồi tệ nhất mà thành phố phải đối mặt trong hơn 6 thập kỷ, Tân Hoa Xã chỉ ra.

Tình trạng đất nông nghiệp ngập lụt làm tăng mối lo ngại về những tác động tiềm tàng với an ninh lương thực ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, theo CNN.

Được mệnh danh là vựa lúa của Trung Quốc, 3 tỉnh đông bắc - Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh - sản xuất hơn 1/5 sản lượng ngũ cốc của cả nước, với các loại cây trồng chính là đậu tương, ngô và gạo.

Tuần trước, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cảnh báo, những trận mưa lớn do bão Khanun và bão Doksuri sẽ “tác động nghiêm trọng” đến sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc.

Hồi cuối tháng 5, ngập lụt xảy ra ở tỉnh Hà Nam - một vùng trồng ngũ cốc khác sản xuất khoảng 1/3 sản lượng lúa mì của cả nước. Giới chức tỉnh Hà Nam cho biết, đây là đợt tàn phá nặng nề nhất với sản xuất lúa mì trong thập kỷ qua.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mưa lớn xảy ra ngay trước vụ thu hoạch khiến sản lượng lúa mì vụ hè của Trung Quốc năm nay giảm 0,9% - giảm lần đầu trong 7 năm qua.

Tiếp đó, những đợt nắng nóng thiêu đốt miền bắc Trung Quốc, những đòn giáng này với ngành nông nghiệp dự kiến tác động nghiêm trọng tới giá lương thực, vốn tương đối ổn định ở Trung Quốc trong những tháng gần đây.

Dấy lên lo ngại về nguồn cung gạo

Việc Ấn Độ công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (non-basmati) vào tháng trước cũng làm dấy lên lo ngại về mất ổn định nguồn cung gạo ở một số nơi trên thế giới. Theo CNN, lệnh cấm đặc biệt có thể tác động đến những nơi phụ thuộc vào gạo xuất khẩu của Ấn Độ.

Tanner Ehmke - nhà kinh tế hàng đầu về ngũ cốc và hạt có dầu tại CoBank - nhận định, lệnh cấm của Ấn Độ, cùng với những lệnh cấm khác trước đó, "khiến thị trường châu Á rơi vào tình trạng hoảng loạn”.

“Bây giờ có mối lo ngại về lạm phát lương thực, đặc biệt là trên khắp châu Á" - ông nói. Ông lưu ý, Ấn Độ chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu và các mặt hàng bị cấm xuất khẩu chiếm khoảng 15%.

“Lệnh cấm là đòn mới nhất giáng vào thị trường gạo toàn cầu” - theo bài đăng trên blog của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế. Việc giảm lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ “đặt ra rủi ro giá gạo toàn cầu cao hơn và gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực”.

Joseph Glauber - nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế - lưu ý, giá gạo bắt đầu tăng vào năm ngoái khi lũ lụt tàn phá ở Pakistan, khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo của Ấn Độ cùng với hiện tượng El Nino có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.

Ở Nam Á và Đông Nam Á, “chúng tôi đã thấy những năm El Nino ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sản xuất" - ông lưu ý thêm.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

An ninh lương thực toàn cầu qua những con số báo động

Quý An (THEO XINHUA) |

Tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới đang được minh chứng qua những con số được Liên Hợp Quốc thống kê, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như xung đột, biến đổi khí hậu.

Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu

Khánh Minh |

Ngày 3.8, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tổ chức Phiên thảo luận mở về “Nạn đói và mấtan ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột” dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken - Chủ tịch Hội đồng Bảo an.

Cái nhìn về an ninh lương thực toàn cầu năm 2023

Quý An (theo Xinhua) |

Khi dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ người vào năm 2022, nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.