CÂU CHUYỆN THỂ THAO

Học phí của cuộc đời

TRẦN ĐẠI |

Tôi có con gái học cấp 2. Và quyết định khó khăn nhất là để nó đi du học ở một nước Đông Âu. Hai tuần sau, nó gọi điện về thông báo: “Mọi chuyện ổn nhưng môn thể dục không ổn chút nào. Con yếu nhất lớp mà lớp con thì… học thể dục suốt”.

Học sinh nên có nhiều thời gian chơi thể thao và chơi. Ảnh minh hoạ. Nguồn: GD&ĐT
Học sinh nên có nhiều thời gian chơi thể thao và chơi. Ảnh minh hoạ. Nguồn: GD&ĐT
Nhớ một lần, có anh bạn người Nhật hỏi: “Bạn biết tại sao người Nhật luôn có nhiều phát minh không?”. Tôi trả lời: “Vì khi còn là trẻ con được học nhiều”. Anh bạn Nhật cười: “Nhầm, trẻ con Nhật Bản học ít, còn lại được chơi thể thao. Chơi và chơi thể thao chính là lúc kích thích sáng tạo, hơn nữa nó giúp thanh niên Nhật ngày càng cao to”.

Lại có những người bạn khác kể chuyện “có lần tôi dẫn nhóm bạn Australia, Mỹ vào thăm một trường tiểu học. Nhìn thời khóa biểu của trường, học sinh có mặt lúc 6h45 sáng, tan học lúc 16h15 chiều, họ trố mắt hỏi: Tại sao ngày học dài thế? Tại sao lại phải ngồi nhiều thế? Họ lo lắng: Thế tụi nó chơi thể thao vào lúc nào? Thế tụi nó nghỉ lúc nào? Suy nghĩ lúc nào?”.

Học sinh Australia, Mỹ luôn có nhiều thời gian chơi thể thao và chơi, đó là lý do bọn trẻ luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng và rất ham tìm tòi khám phá, sáng tạo...

Còn ở Việt Nam, có cả một thế hệ học sinh mắt cận lồi, đi học còn sớm hơn bố mẹ đi làm, ngồi xe bus 3-4 tiếng mỗi ngày để đến và từ trường về nhà chỉ biết sách vở, hoặc game điện thoại, lơ ngơ với những vấn đề xã hội, hoàn toàn nói không với thể thao...

Học phí tăng, tất cả bố mẹ, phụ huynh như “lên đồng”, tạo cơn sóng phản đối. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc tăng học phí trong bối cảnh cái gì cũng nhấp nhổm tăng như bây giờ. Thế nhưng giá như chúng ta cũng có một làn sóng phản đối việc học nhồi nhét, việc học lấy điểm, lấy bằng cấp... Giá như có làn sóng phản đối nhà trường, rằng cần cho trẻ chơi nhiều hơn, giờ thể thao tăng lên như phản đối tăng học phí thì giá trị biết bao.

Có vẻ như chúng ta luôn kêu ca học phí quá đắt, trong khi biết đâu lại vô tình bán rẻ tương lai những đứa con bằng những khoản học phí cuộc đời.

TRẦN ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Hiện trạng xuống cấp của sân Thống Nhất trước khi cải tạo

Thanh Vũ |

TPHCM - Sân vận động Thống Nhất đang xuống cấp và sắp được thi công cải tạo với kinh phí 149 tỉ đồng.