Tìm hiểu về “Đội tuyển đặc biệt” tại Olympic Tokyo 2020

TAM NGUYÊN |

Trong 206 đoàn thể thao tham dự Olympic Tokyo 2020 có đội tuyển mang tên “Đội Olympic tị nạn”.

Tại kỳ Olympic Tokyo 2020, ngoài các đoàn thể thao đại diện cho 205 quốc gia trên khắp thế giới, có một đoàn đặc biệt được mang tên Đội Olympic tị nạn. Họ sẽ tranh tài với các đối thủ khác từ ngày 23.7 đến 8.8

Đây là lần thứ hai Đội Olympic tị nạn hiện diện tại Thế vận hội. Lần đầu tiên là tại hè ở Rio de Janeiro, Brazil, năm 2016. So với lần đầu, đội đến Thế vận hội năm nay với số vận động viên tăng gần gấp ba, từ 10 lên 29 thành viên. Họ bao gồm các vận động viên đến từ 11 quốc gia đang sinh sống và tập luyện tại 13 quốc gia đăng cai. Đây cũng là năm đầu tiên có Đội tị nạn tham dự Paralympic.

Vì sao có Đội Olympic tị nạn?

Vào năm 2015, khoảng 65 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa do xung đột hoặc thiên tai. Trong năm đó, hơn 1 triệu người tị nạn đã vào Châu Âu sau khi chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh ở Trung Đông, Châu Phi và Trung Á.

Mùa Hè năm đó, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), cơ quan giám hộ của Thế vận hội, đã thành lập Quỹ Khẩn cấp Người tị nạn: 1,9 triệu USD đã được quyên góp để giúp các cơ quan viện trợ quốc tế hòa nhập người tị nạn trong thể thao. Cùng năm, IOC thông báo sẽ mời các vận động viên tị nạn tham gia tranh tài tại Thế vận hội Olympic ở Rio de Janeiro.

Việc thành lập đội tị nạn đã gửi một thông điệp về hy vọng và hòa nhập cho hàng triệu người tị nạn trên khắp thế giới. 10 vận động viên tranh tài tại Rio de Janeiro đến từ Syria, Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Ethiopia.

Tiếp nối thành công của đội năm 2016, IOC quyết định duy trì đội ở Tokyo 2020 (bị hoãn một năm do COVID-19).

Yusra Mardini và Tachlowini Gabriyesos, 2 thành viên cầm cờ cho Đội Olympic tị nạn tai Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Olympic
Yusra Mardini và Tachlowini Gabriyesos, 2 thành viên cầm cờ cho Đội Olympic tị nạn tai Lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020. Ảnh: Olympic

Đội Olympic tị nạn gồm những ai?

Các vận động viên của đội được lựa chọn từ những người tị nạn do IOC hỗ trợ thông qua chương trình Học bổng Olympic cho các vận động viên tị nạn.

29 vận động viên đến từ Syria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Eritrea, Venezuela, Iran, Afghanistan và Cameroon. Nhiều quốc gia trong số này đang xảy ra xung đột hoặc nội chiến, khiến việc quay trở lại của các vận động viên trở nên quá nguy hiểm.

Các thành viên của đội tham dự 12 môn thể thao bao gồm Điền kinh, Cầu lông, Quyền anh, Canoeing, Đua xe đạp, Judo, Karate, Taekwondo, Bắn súng, Bơi, Cử tạ và Vật.

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Nhân vật thể thao Olympic Tokyo 2020: Tuổi 12 lịch sử của Hend Zaza

TAM NGUYÊN |

Olympic Tokyo 2020 chứng kiến sự hiện diện của vận động viên trẻ nhất trong lịch sử các kỳ Thế vận hội mùa Hè, Hend Zaza.

Google Doodle tôn vinh Olympic Tokyo 2020 bằng game 16 bit lý thú

Song Minh |

Google Doodle ngày 23.7 là video game 16 bit nhằm tôn vinh văn hoá thể thao Nhật Bản nhân Olympic Tokyo 2020.

7 kỷ lục rất khó phá tại Olympic Tokyo 2020

NGUYỄN ĐĂNG |

Kể từ lần đầu tiên được tổ chức năm 1896, một số vận động viên đã lập nên những kỷ lục đáng nể. Dưới đây là 7 kỷ lục rất khó bị phá vỡ tại Olympic Tokyo 2020.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.