Có nên chuyển sang cơ chế đấu thầu điện mặt trời?

THiên Bình |

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm chúng ta chuyển sang cơ chế đầu thầu đối với các dự án điện mặt trời quy mô lớn.

Sau ngày 31.12.2020, Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hết hiệu lực. Trong khi, cơ chế giá mới cho điện mặt trời vẫn chưa có khiến nhiều nhà đầu tư đang rất ngóng chờ.

Nêu quan điểm về cơ chế giá mới cho loại năng lượng tái tạo này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Hội đồng khoa học, Ủy viên BCH Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, với các dự án điện mặt trời quy mô lớn cần phải chuyển sang cơ chế đấu thầu, đảm bảo tính hội nhập, cạnh tranh và tính thị trường. Việc áp dụng cơ chế đầu thầu cũng giúp cho chủ đầu tư giảm chi phí sản xuất kinh doanh, người dân được mua điện giá rẻ. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần tính toán để có nguồn phát "hấp dẫn nhất".

Đối với cơ chế điện mặt trời mái nhà, ông Tuấn cho rằng, nên sang cơ chế FIT 3, theo hướng thấp đi từ 6,7 đến 6,9 UScents/kWh. Lý giải về điều này, ông Tuấn cho biết, điện mặt trời ở Việt Nam và thế giới phát triển nhanh, kéo theo công nghệ, hiệu suất cao, giá thành rẻ nhanh, nên nhà đầu tư sẽ giảm đuọc nhiều chi phí sản xuất. Ông Tuấn tính toán từ năm ngoái đến năm nay, giá thành thiết bị cho dự án điện mặt trời có thể giảm 30-40%.

“Trước kia chúng ta chỉ có những tấm pin mặt trời 320-380W, giờ chúng ta đã có những tấm pin 450W, sang năm nay có thể lên tới 650W. Như vậy, thiết bị ngày càng hiện đại, giá thành giảm đi thì chi phí sản xuất cũng phải tính toán tiết giảm", ông Tuấn phân tích.

Điều này đồng nghĩa với việc, giá FIT trong lần điều chỉnh này sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm để tiếp cận gần hơn với cơ chế thị trường.

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia về giá - Ngô Trí Long, cũng cho rằng, không nên kéo dài cơ chế FIT mà nên chuyển sang cơ chế đầu thầu ngay, bởi cơ chế giá FIT thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cấp.

Theo ông Long, tiềm năng về năng lượng mặt trời ở Việt Nam lớn, và phát triển năng lượng tái tạo là tất yếu. Ở giai đoạn đầu, nhắm khuyến khích các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo, chúng ta có cơ chế giá FIT. Tuy nhiên, ông Long cho rằng, cơ chế giá FIT của chúng ta chưa thống nhất.

"Bản thân tôi là người chuyên nghiên cứu về giá cũng cảm thấy khó hiểu khi việc tính toán chi phí cực kỳ phức tạp", chuyên gia Ngô Trí Long nói.

Trong khi tiềm năng về điện mặt trời ở nước ta lớn thì giá lại rất cao. Mức giá mua bán điện mặt trời khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường. Điều này khiến cho các nhà đầu tư ồ ạt phát triển điện mặt trời vì khoản "lợi nhuận kếch xù". Trong lĩnh vực điện, sản xuất phải gắn với tiêu dùng, nếu không tiêu dùng hết thì phải có truyền tải, nhưng để đầu tư vào hệ thống truyền tải thì chi phí lại quá lớn. Điều đó dẫn đến việc chúng ta phải cắt hàng triệu kWh điện mặt trời trong thời gian qua.

Cũng theo chuyên gia này, muốn chuyển sang cơ chế đấu thầu, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng có quy định, các văn bản rõ ràng, tránh nhóm lợi ích đằng sau, gây thất thoát cho nhà nước. Đồng thời, nhà đầu tư điện mặt trời cũng đang rất kỳ vọng vào chính sách dài hạn, để doanh nghiệp ổn định trong sản xuất kinh doanh.

THiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch năng lượng quốc gia: Nên cắt bớt hay tăng thêm điện mặt trời?

Nhóm PV |

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng tốc trong thời gian tới, việc giải bài toán năng lượng vô cùng khó đối với nền kinh tế. Trong câu chuyện đầu xuân Tân Sửu 2021, Báo Lao Động đã có trao đổi với GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, để thấy rõ hơn bức tranh tổng thể về phát triển năng lượng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

"Đi thì mắc núi, về thì mắc sông", nhà đầu tư điện mặt trời nên làm gì?

Thiên Bình |

Các nhà đầu tư điện mặt trời đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan” khi chúng ta đang ở trong thời kỳ "trống" cơ chế. Điện sản xuất ra không thể hoà lưới vì chính sách hết hiệu lực.

Lâm Đồng yêu cầu kiểm tra các dự án điện mặt trời mái nhà

Nhiệt Băng |

Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Công ty Điện lực Lâm Đồng kiểm tra, rà soát và quản lý các dự án điện mặt trời mái nhà theo quy định hiện hành.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.