Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến đạt 7,4 tỉ USD vào cuối năm

L.L |

Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ tăng trưởng rất ấn tượng trong 4 tháng đầu năm 2017. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,47 tỉ USD tăng 50,93% so với 1,63 tỉ USD đã đạt được cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu trong 4 tháng qua đạt 1,05 tỉ USD tăng 35,8% so với 773,46 triệu USD cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh như chè tăng 1059%; sắt thép các loại tăng 365,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 129,5%; kim loại thường khác và sản phẩm tăng 92,3%; xuất khẩu hạt điều tăng 82,1%. Xuất khẩu cao su và hạt tiêu giảm tương ứng là 47,6% và 41,7%.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt 171,97 triệu USD, tiếp đến là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện 158,43 triệu USD; kim loại thường và sản phẩm 148,36 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ đầu năm 2017 đạt 1,42 tỉ USD tăng 64,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, nhập khẩu sắt thép tăng mạnh bất thường so với các năm trước, chỉ trong 4 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập khẩu 733.985 tấn, trị giá 377,94 triệu USD tăng 2631,4% so với cùng kỳ năm 2016. Các mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh gồm dầu mỡ động thực vật tăng 137,9%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 113,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 83,1%; hàng rau quả tăng 81,1%.

Phía Thương vụ cho rằng, nếu tiếp tục giữ được đà tăng trưởng như hiện tại, thương mại song phương giữa hai nước sẽ đạt 7,4 tỉ USD vào cuối năm nay.

L.L
TIN LIÊN QUAN

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Thêm tiềm năng xuất khẩu đặc sản sang Nhật

L.L |

Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) (NOIP) – Bộ KHCN và Cục Công nghiệp thực phẩm (FIAB) thuộc Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản vừa kí kết Bản ghi nhớ hợp tác về Chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Việc hợp tác sẽ thúc đẩy bảo hộ CDĐL đối với các sản phẩm đặc sản, tiềm năng xuất khẩu sang Nhật, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng thương hiệu, kênh phân phối vào thị trường Nhật Bản.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản “chật vật” tìm đường xuất ngoại

LINH LINH |

Theo các chuyên gia, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới tình trạng thừa cung rồi bị ùn ứ, phải đổ bỏ khi đối tác ngừng mua hoặc thay đổi chính sách nhập khẩu. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được nhận định là lời giải cho bài toán này. Tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) sản xuất cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí xuất khẩu khắt khe trong quá trình hội nhập.

Lý do Bộ Giáo dục đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất

Vân Trang |

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Chuyện về cô gái khiếm thính ở Việt Nam giành học bổng Mỹ

ĐÔNG DU |

Chương trình "Đời rất đẹp" mới đây kể lại câu chuyện về chị Nguyễn Trần Thủy Tiên - người nhận học bổng toàn phần ở Mỹ và trở về cống hiến cho cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Thêm một thi thể mất tích tại Làng Nủ được tìm thấy

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể mất tích do lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Thêm tiềm năng xuất khẩu đặc sản sang Nhật

L.L |

Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) (NOIP) – Bộ KHCN và Cục Công nghiệp thực phẩm (FIAB) thuộc Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản vừa kí kết Bản ghi nhớ hợp tác về Chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Việc hợp tác sẽ thúc đẩy bảo hộ CDĐL đối với các sản phẩm đặc sản, tiềm năng xuất khẩu sang Nhật, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng thương hiệu, kênh phân phối vào thị trường Nhật Bản.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản “chật vật” tìm đường xuất ngoại

LINH LINH |

Theo các chuyên gia, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc dẫn tới tình trạng thừa cung rồi bị ùn ứ, phải đổ bỏ khi đối tác ngừng mua hoặc thay đổi chính sách nhập khẩu. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được nhận định là lời giải cho bài toán này. Tuy nhiên, doanh nghiệp (DN) sản xuất cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí xuất khẩu khắt khe trong quá trình hội nhập.