Donbass yêu cầu Nga giúp đỡ về mặt quân sự

Song Minh |

Các nước cộng hòa ở Donbass miền Đông Ukraina đề nghị Nga giúp đỡ về mặt quân sự.

RT đưa tin, Donetsk và Lugansk đã chính thức đề nghị Nga hỗ trợ quân sự trong một bức thư được công bố hôm 23.2. Trong thư, lãnh đạo Donetsk và Lugansk tuyên bố rằng "sự gây hấn" của Ukraina gia tăng kể từ khi Nga công nhận các khu vực này là các quốc gia độc lập hôm 21.2.

Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã viết thư riêng cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng cả hai bức thư đều đề ngày 22.2.

Ông Denis Pushilin của DPR và người đồng cấp LPR Leonid Pasechnik viện dẫn điều 3 và 4 trong các hiệp ước mới được phê chuẩn về hợp tác và viện trợ lẫn nhau với Nga, yêu cầu Mátxcơva “viện trợ để đẩy lùi hành động quân sự của Ukraina” mà họ tuyên bố là đang chống lại họ.

“Ukraina đang gia tăng gây hấn" - ông Pushilin viết, cáo buộc Kiev gia tăng pháo kích nhằm vào các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng và được cho là khiến 300.000 người không có nước sau khi các công trình cấp nước chính của DPR bị ảnh hưởng. Lãnh đạo DPR tuyên bố Ukraina đang tiếp tục hành động nhắm vào dân thường, khiến hơn 40.000 người phải sơ tán cho đến nay.

Trong khi đó, ông Pasechnik viết: “Các hành động của Kiev chứng minh rằng họ không mong muốn thực hiện các thỏa thuận Minsk và ngừng chiến tranh ở Donbass”, đồng thời cho biết thêm rằng Ukraina đang nhận viện trợ quân sự từ Mỹ và các nước phương Tây khác và “hướng tới việc chấm dứt xung đột với LPR bằng vũ lực".

Ông Pasechnik cũng lưu ý rằng, hơn 51.000 người đã được sơ tán khỏi Lugansk cho đến nay, hơn một nửa trong số đó là trẻ em.

Về phần mình, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky khẳng định không có cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào hai khu vực mà Kiev coi là các vùng lãnh thổ ly khai “tạm thời bị chiếm đóng”. Ukraina cũng cáo buộc DPR và LPR dàn dựng các vụ việc chống lại dân thường của mình để biện minh cho hành động quân sự của Nga.

Donetsk và Lugansk tuyên bố độc lập khỏi Ukraina vào năm 2014, sau khi các cuộc biểu tình kết thúc bằng một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ ở Kiev. Một thỏa thuận ngừng bắn không dễ dàng được ký kết ở thủ đô Minsk của Belarus - lần đầu tiên vào tháng 9.2014, sau đó vào tháng 2.2015.

Mátxcơva từ lâu đã từ chối công nhận hai nước cộng hòa và gọi cuộc xung đột là vấn đề nội bộ của Ukraina. Tuy nhiên, hôm 21.2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Kiev đã công khai từ chối tuân thủ các thỏa thuận Minsk nên đã ký sắc lệnh công nhận Donetsk và Lugansk, điều mà ông nói đáng ra cần làm từ lâu.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Giới phân tích Trung Quốc nói Nga thừa sức chống trừng phạt của phương Tây

Song Minh |

Nga có thể chịu được các lệnh trừng phạt của phương Tây do đã có nhiều năm chuẩn bị, theo nhận định của giới phân tích Trung Quốc.

Nga trao quyền cho ông Putin triển khai quân đội ở nước ngoài

Khánh Minh |

Quốc hội Nga đã trao cho Tổng thống Vladimir Putin quyền để triển khai quân đội ở nước ngoài sau khi thảo luận về tình hình ở Donbass, miền Đông Ukraina.

Cảnh báo thị trường năng lượng sụp đổ nếu Nga bị trừng phạt

Ngọc Vân |

Thị trường khí đốt và năng lượng thế giới có thể sụp đổ nếu phương Tây trừng phạt ngành năng lượng Nga, theo cảnh báo của Fitch.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.