IMF cảnh báo bóng ma lạm phát đình trệ ở Châu Á

Thanh Hà |

Ngày 26.4, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra lời cảnh báo khu vực Châu Á có thể phải đối mặt với viễn cảnh "lạm phát đình trệ" - tức tình trạng giá cả leo thang trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Bà Anne-Marie Gulde-Wolf, quyền Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của IMF, cho biết trong khi các hoạt động thương mại và tài chính của Châu Á với Nga và Ukraina hạn chế thì các nền kinh tế trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này qua giá cả hàng hóa tăng cao hơn và tăng trưởng chậm lại của các đối tác thương mại Châu Âu.

Thêm vào đó, lạm phát ở Châu Á cũng bắt đầu tăng lên vào thời điểm kinh tế Trung Quốc suy thoái đang gây thêm sức ép với tăng trưởng khu vực.

“Do đó, khu vực đối mặt với viễn cảnh lạm phát đình trệ, với tăng trưởng thấp hơn dự kiến ​​trước đây và lạm phát cao hơn" - bà Gulde-Wolf phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ở Washington.

Quan chức IMF lưu ý, gió ngược với tăng trưởng đến vào thời điểm không gian chính sách cho việc ứng phó bị hạn chế. Các nhà hoạch định chính sách Châu Á sẽ phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn khi ứng phó với tốc độ tăng trưởng chậm lại và lạm phát tăng.

“Sẽ cần siết chặt tiền tệ ở hầu hết các quốc gia, với tốc độ siết chặt phụ thuộc vào diễn biến lạm phát trong nước và sức ép bên ngoài" - bà nói.

Theo chuyên gia Gulde-Wolf, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất ổn định cũng là thách thức với các nhà hoạch định chính sách Châu Á vì khoản nợ khổng lồ bằng USD của khu vực.

Trong dự báo mới nhất công bố trong tháng 4, IMF dự đoán kinh tế Châu Á tăng trưởng 4,9% trong năm nay, giảm 0,5% so với dự báo trước đó vào tháng Giêng. Lạm phát ở Châu Á hiện dự kiến đạt 3,4% trong năm 2022, cao hơn 1% so với dự báo vào tháng Giêng.

Chiến sự Ukraina leo thang hơn nữa, làn sóng COVID-19 mới, quỹ đạo tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến ​​của Fed và tình trạng phong tỏa kéo dài hoặc lan rộng hơn ở Trung Quốc là những rủi ro với triển vọng tăng trưởng của Châu Á, bà Gulde-Wolf lưu ý.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thế giới vất vả đối phó lạm phát

Khánh Minh |

Toàn thế giới đang phải đối phó với một đợt bùng phát lạm phát đồng bộ khi người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nhiều cho những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, chỗ ở, xăng dầu... Sau làn sóng tăng giá liên quan đến đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraina đang đẩy lạm phát toàn cầu lên mức 6%.

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Tây Ban Nha ghi nhận mức lạm phát kỷ lục do giá nhiên liệu tăng

Anh Vũ |

Mức lạm phát ở Tây Ban Nha leo lên mức kỷ lục trong vòng 37 năm do giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.