Chính quyền đô thị ở TP.Hồ Chí Minh sẽ không còn HĐND cấp quận, phường?

Vương Trần |

Theo Dự thảo Nghị quyết Quy định việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh dự kiến sẽ không còn HĐND cấp quận, cấp phường

Dự kiến, vào ngày 27.10 tới, theo chương trình làm việc Kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV sẽ thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh.

Vào hồi đầu tháng 10.2020, tại phiên họp lần thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, xem xét và đa số các thành viên thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về việc thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh.

Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh gồm 12 điều với một số điểm chính.

Điều 1, Dự thảo Nghị quyết Quy định việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.Hồ Chí Minh nêu rõ: Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm có Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố;

Chính quyền địa phương ở quận tại TP.Hồ Chí Minh là Ủy ban nhân dân quận;

Chính quyền địa phương ở phường tại TP.Hồ Chí Minh là Ủy ban nhân dân phường;

Việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính khác của TP.Hồ Chí Minh (bao gồm: huyện, thành phố thuộc TP.Hồ Chí Minh; xã, thị trấn) được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Dự thảo Nghị quyết quy định về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân T P.Hồ Chí Minh tại Điều 2 và Điều 3 của dự thảo Nghị quyết.

Dự thảo Nghị quyết quy định điều chuyển các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân quận, phường cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, phường để bảo đảm không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này.

Liên quan tới quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc T P.Hồ Chí Minh (Điều 6 và Điều 7): Dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng điều chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc TP.Hồ Chí Minh.

Quy định về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân phường; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường (Điều 8 và Điều 9): Dự thảo Nghị quyết đã quy định về cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; cán bộ, công chức làm việc ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân phường tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc biên chế cán bộ, công chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp trên.

Để đảm bảo tính liên tục và không tạo khoảng trống trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền địa phương ở quận và phường tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự thảo Nghị quyết đã quy định một số nội dung chuyển tiếp. Cụ thể: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30.6.2021; kể từ ngày 01.7.2021, trường hợp chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được bổ nhiệm mới; việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân quận, phường đang có hiệu lực thi hành, chưa có văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế hoặc chưa bãi bỏ.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Chính quyền đô thị phải ưu việt, tránh cứng nhắc, rập khuôn

Thuỳ Trang |

Ngày 15.10, UBND TP.Đà Nẵng cùng Bộ Nội vụ đã có buổi lấy ý kiến xây dựng nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Tại đây, các địa phương nêu rõ, việc hạn chế số lượng cán bộ công chức, gộp phòng ban nếu cứ rập khuôn làm cứng nhắc sẽ tạo nhiều áp lực, hiệu quả công việc không có, mô hình chính quyền không thể trở nên ưu việt.

Mô hình chính quyền đô thị TPHCM: Người dân được hưởng lợi gì?

minh quân |

Chính phủ mới đây đã thông qua Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM. Có 2 điểm nổi bật của mô hình chính quyền đô thị ở TPHCM, gồm: Thành lập “thành phố trong thành phố” - là hạt nhân tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời không tổ chức HĐND quận, phường giúp bộ máy tinh gọn, đảm bảo phục vụ tốt hơn chất lượng cuộc sống của người dân.

Thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.