Mô hình chính quyền đô thị TPHCM: Người dân được hưởng lợi gì?

minh quân |

Chính phủ mới đây đã thông qua Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM. Có 2 điểm nổi bật của mô hình chính quyền đô thị ở TPHCM, gồm: Thành lập “thành phố trong thành phố” - là hạt nhân tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế TPHCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời không tổ chức HĐND quận, phường giúp bộ máy tinh gọn, đảm bảo phục vụ tốt hơn chất lượng cuộc sống của người dân.

Tập trung giải quyết điểm nghẽn ngập nước, kẹt xe

Đề án tổ chức mô hình chính quyền đô thị đã được TPHCM ấp ủ từ năm 2007 và được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung năm 2013. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, cơ sở pháp lý chưa thật sự vững chắc và đầy đủ nên chưa thể triển khai thực hiện.

Trên cơ sở các quy định hiện hành, đồng thời để thúc đẩy sự phát triển của TPHCM trong giai đoạn mới, TPHCM đã triển khai xây dựng 2 đề án: Đề án không tổ chức HĐND quận, phường tại TPHCM (tên cũ là Đề án tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TPHCM) và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 (trong đó bao gồm Đề án thành lập thành phố Thủ Đức).

Việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường đã được TPHCM thí điểm thực hiện trong 7 năm (2009-2016), là địa phương có số lượng đơn vị thí điểm nhiều nhất cả nước. Từ kết quả thí điểm, TPHCM đánh giá, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền không phụ thuộc quá nhiều vào việc tổ chức HĐND ở cấp quận, phường.

Theo đánh giá, việc không thực hiện HĐND quận, phường mang lại nhiều lợi ích, trước hết là tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách. Dự kiến, trong nhiệm kỳ 2021-2026, khi không tổ chức HĐND quận, phường tại TPHCM, sẽ tiết kiệm gần 1.200 tỉ đồng, tương ứng với 665 đại biểu HĐND quận và 6.159 đại biểu HĐND phường, đồng thời tinh giản 588 biên chế là đại biểu chuyên trách HĐND quận và phường.

Cũng theo UBND TPHCM, khi không tổ chức HĐND quận, phường thì chính quyền thành phố sẽ tập trung thống nhất trong việc giải quyết các “điểm nghẽn” như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường. Việc giải quyết xử lý sẽ hiệu quả hơn so với hiện nay do liên quan đến thẩm quyền của nhiều cấp, nhiều cơ quan. Đối với người dân và doanh nghiệp, việc không tổ chức HĐND quận, phường gắn với xây dựng đô thị thông minh, cải cách hành chính, triển khai dịch vụ công trực tuyến mạnh mẽ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Còn đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2019-2021 là nhằm tổ chức hợp lý hơn đơn vị hành chính, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đơn vị hành chính mới là Thành phố Thủ Đức được hình thành trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức sẽ đóng vai trò trung tâm liên kết phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ với ứng dụng phát triển sản phẩm thương mại hóa; đồng thời là hạt nhân thúc đẩy kinh tế TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với diện tích rộng hơn 211km2 và hơn 1 triệu người, Thành phố Thủ Đức khi thành lập sẽ đạt chuẩn đô thị loại I, dự kiến đóng góp 30% GRDP của TPHCM, tương đương 7% GDP cả nước.

Để TPHCM thực sự bứt phá

Theo ông Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, trước đây, TPHCM đã thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và cho thấy hiệu quả. Vấn đề đặt ra là đề án chính quyền đô thị không chỉ thuần túy là không tổ chức HĐND quận, phường, mà là tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Vì vậy, trong sắp xếp đơn vị hành chính, cùng với sắp xếp 19 phường, TPHCM có đề án thành lập TP.Thủ Đức.

Ông Ngân cho biết, để đề án Chính quyền đô thị tại TPHCM phát huy tác dụng, đòi hỏi rất nhiều điều kiện đi kèm, như vấn đề về ngân sách Nhà nước để giải quyết các bài toán, các điểm nghẽn về kẹt xe, ngập nước, hạ tầng y tế, giáo dục… nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. Ý thức được điều này, TPHCM đã trình Trung ương Đề án Tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TPHCM giai đoạn 2022-2025 và giai đoạn 2026-2030. Mục tiêu làm sao tăng đóng góp cho ngân sách Trung ương, đồng thời cũng tăng ngân sách địa phương.

Cũng theo ông Trần Hoàng Ngân, năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, TPHCM có mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. COVID-19 đã tác động mạnh đến sự phát triển của TPHCM và COVID-19 cũng nổi rõ bản chất trong sự phát triển của TPHCM. Giờ đây, các tỉnh, thành khác đã có bước phát triển. Đã đến lúc cần chăm chút cho đầu tàu kinh tế TPHCM, để TPHCM thực sự bứt phá.

Còn theo TS Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM, một vấn đề đặt ra là khi không tổ chức HĐND quận, phường thì làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của người dân, có “kênh” nào để người dân gửi gắm tâm tư nguyện vọng, để người dân thực hiện quyền giám sát? Theo ông Thắng, nếu không tổ chức HĐND cấp quận, phường thì HĐND TPHCM sẽ là cơ quan đại diện cho nhân dân thành phố.

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người dân, thì cần tăng vai trò giám sát của các đại biểu HĐND cấp thành phố, đại biểu HĐND thành phố sẽ phải gần dân, sát dân hơn. Qua đó, giải quyết nhanh các vấn đề cử tri gửi gắm. Đồng thời, khi thực hiện không tổ chức HĐND quận, phường, UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị từ thành phố đến quận, phường cần chú trọng hơn công tác tiếp công dân.

minh quân
TIN LIÊN QUAN

Thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đóng góp ý kiến về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị Hà Nội

Phạm Đông |

Bộ Nội vụ và UBND TP Hà Nội vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.