Công tác quy hoạch đang chậm, mới thực hiện được khoảng 10% so với yêu cầu

Vương Trần |

Theo Thủ tướng, công tác lập quy hoạch hiện vẫn chậm so với yêu cầu, toàn quốc mới thực hiện được khoảng 10% quy hoạch cần phải lập theo Luật Quy hoạch.

Sáng nay (2.3), tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và tham vấn về định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự họp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ. Dự họp tại điểm cầu các địa phương có Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sau khi kiện toàn Chính phủ nhiệm kỳ mới, đây là lần thứ 2 Chính phủ tổ chức hội nghị nhằm thúc đẩy công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch.

Theo Thủ tướng, công tác lập quy hoạch hiện vẫn chậm so với yêu cầu, toàn quốc mới thực hiện được khoảng 10% quy hoạch cần phải lập theo Luật Quy hoạch.

Hội nghị này nhằm rà soát, đánh giá thực trạng những việc đã làm được, những việc chưa làm được; những vướng mắc, hạn chế, nhất là về thể chế để tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung; nguyên nhân của thực trạng, nhất là nguyên nhân chủ quan để có giải pháp thúc đẩy công tác quy hoạch đảm bảo nhanh và chất lượng; xác định tiến độ, lộ trình, bước đi của công tác quy hoạch.

Thủ tướng nhấn mạnh, quy hoạch phải đi trước một bước; quy hoạch phải khả thi, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng ngành, lĩnh vực, địa phương; đồng thời chỉ ra mâu thuẫn, thách thức để đưa ra nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Nhật Bắc

Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ông nêu rõ, việc tổ chức lập đồng thời các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030 là cơ hội lớn để xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển, sắp xếp, phân bổ không gian phát triển đất nước một cách bài bản, khoa học và đồng bộ nhằm khai thông và tận dụng tối đa các nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên về tiến độ lập các quy hoạch hiện nay tiến độ triển khai còn chậm.

Ông Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, Quy hoạch quốc gia, ngoài Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Quốc hội phê duyệt, còn 2 Quy hoạch là Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch không gian biển quốc gia. Để đáp ứng tiến độ trình Quốc hội phê duyệt kỳ họp tháng 10.2022, thủ tục, các bước phải thực hiện là rất lớn và gấp.

Quy hoạch ngành, đến nay, có 4/38 quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt  và 14/38 quy hoạch ngành quốc gia  đã lập xong, lấy ý kiến, trình thẩm định (trong đó có 3 quy hoạch đã được tổ chức thẩm định xong; 1 quy hoạch  đang trình thẩm định). Còn 20/38 quy hoạch ngành quốc gia, các bộ đang thực hiện. Tuy nhiên, tiến độ, kế hoạch lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch này thường xuyên được điều chỉnh, xin gia hạn.

Với quy hoạch vùng thì quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua tại phiên họp của Hội đồng thẩm định ngày 25.11.2021 và đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về quy hoạch của 5 vùng: Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, đang thực hiện và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ tháng 12.2022.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Hiểu đúng về quy hoạch sử dụng đất và thẩm quyền phê duyệt

Phương Duy (T/H) |

Để quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả và triệt để thì Nhà nước phải đưa ra các quy hoạch kế hoạch sử dụng đất sao cho việc này được thực hiện một cách có hiệu quả.

Cụm Công nghiệp Đồng Tâm: Nhiều nghi vấn quanh quy hoạch chi tiết

Nhóm Phóng viên |

Sau khi được UBND tỉnh Hòa Bình “chọn mặt gửi vàng”, cùng với việc xin mở rộng dự án, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xây dựng HDT bắt tay triển khai trên thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lại nảy sinh nhiều nghi vấn xoay quanh đồ án quy hoạch chi tiết.

Quy hoạch sông Hồng: Người dân trước nỗi lo “xóa sổ” đất cha ông để lại

Hải Nguyễn - Tùng Giang |

Hà Nội - Đứng trước tương lai phải di dời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn”, người dân làng Bắc Cầu (Ngọc Thụy, Long Biên) không thể yên tâm làm ăn, sinh sống trong suốt thời gian qua.

UBND TPHCM có Phó Chủ tịch Thường trực

MINH QUÂN |

Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND TPHCM được phân công nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021- 2026.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn cao chót vót, khó mua

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn trơn giảm nhẹ, tuy nhiên việc mua vào thời điểm này rất khó mua.

Cận cảnh bữa ăn sinh viên ĐH Bách khoa sau vụ tố cơm thừa

Nhóm PV |

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Nam sinh ở Vĩnh Long bị đánh, hiệu trưởng sẽ nhận kỷ luật

Phong Linh |

Vĩnh Long - Ngoài kỷ luật đối với các học sinh đánh bạn, ngành giáo dục xác định hiệu trưởng và 2 giáo viên của trường cũng có sai phạm liên quan.

Hiểu đúng về quy hoạch sử dụng đất và thẩm quyền phê duyệt

Phương Duy (T/H) |

Để quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả và triệt để thì Nhà nước phải đưa ra các quy hoạch kế hoạch sử dụng đất sao cho việc này được thực hiện một cách có hiệu quả.

Cụm Công nghiệp Đồng Tâm: Nhiều nghi vấn quanh quy hoạch chi tiết

Nhóm Phóng viên |

Sau khi được UBND tỉnh Hòa Bình “chọn mặt gửi vàng”, cùng với việc xin mở rộng dự án, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Xây dựng HDT bắt tay triển khai trên thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai lại nảy sinh nhiều nghi vấn xoay quanh đồ án quy hoạch chi tiết.

Quy hoạch sông Hồng: Người dân trước nỗi lo “xóa sổ” đất cha ông để lại

Hải Nguyễn - Tùng Giang |

Hà Nội - Đứng trước tương lai phải di dời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn”, người dân làng Bắc Cầu (Ngọc Thụy, Long Biên) không thể yên tâm làm ăn, sinh sống trong suốt thời gian qua.