ĐBQH Lê Thanh Vân: Cần Luật An ninh kinh tế để xoá bỏ 7 nguy cơ đe doạ

Vương Nguyên Chung |

Đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật An ninh kinh tế để xoá bỏ bảy nguy cơ đối với an ninh kinh tế của đất nước.

Sáng 22.5, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 9, Quốc hội khoá XIV đã thảo luận trực tuyến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Quốc hội, Chính phủ sang năm cần bắt đầu nghiên cứu ban hành Luật An ninh kinh tế.

Theo ông Vân, lý do cần xây dựng luật này là để xóa bỏ bảy nguy cơ đe dọa đến an ninh kinh tế của đất nước.

Cụ thể, nguy cơ thứ nhất là về chủ quyền quốc gia bị xâm phạm do các hoạt động kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại.

"Chúng ta có thể thấy đường lưỡi bò phi pháp xuất hiện ở các doanh nghiệp do người Trung Quốc nắm giữ về du lịch hay các hoạt động kinh doanh khác. Bản đồ đường lưỡi bò phi pháp thể hiện qua nhiều công cụ tác động đến chủ quyền quốc gia. Hay các dự án bất động sản ven biển... Đó là những vấn đề đe dọa đến chủ quyền quốc gia thông qua hoạt động kinh tế, đặc biệt là hợp tác kinh tế quốc tế" - ông Vân nêu.

Nguy cơ thứ hai đó là những bất ổn về kinh tế vĩ mô thông qua các chỉ số về tăng trưởng, đầu tư công, an toàn chính sách tài khóa.

Thứ ba là nguy cơ về tham nhũng thông qua dự án hợp tác quốc tế mà thấy rõ qua việc hợp tác đó để lẩn trốn âm mưu cá nhân, lợi ích nhóm để thao túng kinh tế.

Thứ tư là nguy cơ tham nhũng chính sách đầu tư thông qua quy hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai, các khiếu kiện từ chính sách đầu tư thông qua quy hoạch sử dụng đất.

Vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đề cập tới một nguy cơ khác là vấn đề an ninh về môi trường thông qua các dự án đầu tư hợp tác với nước ngoài. Đặc biệt là các khu công nghiệp xả thải ra môi trường vô tội vạ, đe dọa đến môi trường sống, tính mạng của nhân dân.

Nguy cơ thứ sáu là an ninh về văn hóa xét từ về góc độ hợp tác đầu tư với nước ngoài. Nguy cơ cuối, theo ông Vân là tác động từ toàn cầu hóa sau nhìn nhận đại dịch COVID-19 toàn cầu.

"Thế giới đang được vẽ lại bản đồ về chính trị, kinh tế và các lỗ hổng về toàn cầu hóa. Đại dịch vừa qua đã buộc các quốc gia phải thắt chặt lại an ninh kinh tế theo cách riêng của mình. Đó là bảo đảm nội lực để ngăn chặn các tác động xấu của ngoại lực, là an toàn thị trường trong nước dưới tác động của đại dịch COVID-19 có thể phá vỡ đi độ liên kết của các quốc gia trong hoạt động kinh tế.

Tôi cho rằng, đây là vấn đề quan trọng, có thể đạo luật này là tập hợp các quy định rải rác ở văn bản khác, mang tính tố tụng về kinh tế, đặc biệt trong thu hút đầu tư để chế định tất cả vấn đề mang tính nguyên tắc nhất nhằm xử lý các vấn đề an ninh kinh tế" - ông Vân nêu thêm.

Vương Nguyên Chung
TIN LIÊN QUAN

Thường vụ Quốc hội đề xuất năm 2021 Quốc hội không giám sát chuyên đề

Vương Nguyên Chung |

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến báo cáo Quốc hội cho phép không đề xuất nội dung giám sát chuyên đề vào Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội.

Đề xuất Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật Bảo vệ người làm việc tốt

NGUYÊN VƯƠNG CHUNG |

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Quốc hội ban hành luật mới là luật Bảo vệ người làm việc tốt để khuyến khích người dân làm việc tốt nhiều hơn. Bởi một số hành động giúp đỡ người khác của họ có rủi ro mà chưa được pháp luật bảo vệ...

Quốc hội thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021

Nhóm PV |

Tiếp theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 22.5, các đại biểu sẽ thảo luận trực tuyến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và nhiều nội dung khác.

Doanh nhân Việt Nam: Tâm - Tài - Trí - Dũng

Thùy Linh |

Tròn 20 năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”.

Dân thiếu nước sạch, công trình cấp nước xây xong bỏ hoang

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Hàng trăm hộ dân sử dụng nước không đảm bảo sức khỏe, trong khi đó công trình cấp nước hàng chục tỉ đồng xây dang dở rồi bị bỏ hoang.

Đồng Nai giao đất xây 1.000 căn nhà ở xã hội gần Quốc lộ 51

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai giao Công ty Cổ phần Chương Dương Homeland hơn 1,4 ha đất xây 1.000 căn nhà ở xã hội, tổng mức đầu tư dự án 1.400 tỉ đồng.

Cận cảnh Văn Miếu thờ các danh nhân tại Hải Dương

Công Hòa |

Hải Dương - Văn Miếu Mao Điền (thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương) có lịch sử lâu đời là biểu tượng truyền thống hiếu học của tỉnh Hải Dương.

Gay cấn trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

Vân Trang |

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 được truyền hình trực tiếp lúc 8h30 hôm nay, 13.10.

Thường vụ Quốc hội đề xuất năm 2021 Quốc hội không giám sát chuyên đề

Vương Nguyên Chung |

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến báo cáo Quốc hội cho phép không đề xuất nội dung giám sát chuyên đề vào Chương trình giám sát năm 2021 của Quốc hội.

Đề xuất Quốc hội nghiên cứu ban hành Luật Bảo vệ người làm việc tốt

NGUYÊN VƯƠNG CHUNG |

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Quốc hội ban hành luật mới là luật Bảo vệ người làm việc tốt để khuyến khích người dân làm việc tốt nhiều hơn. Bởi một số hành động giúp đỡ người khác của họ có rủi ro mà chưa được pháp luật bảo vệ...

Quốc hội thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021

Nhóm PV |

Tiếp theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 22.5, các đại biểu sẽ thảo luận trực tuyến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và nhiều nội dung khác.