Kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách

Phạm Đông |

Việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 là vấn đề cấp bách về kinh tế để tiếp tục đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đề xuất dự kiến thời gian kéo dài hiệu lực của Nghị quyết là 2 năm.

Sáng 14.4, tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian qua, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%.

Về kết quả xử lý nợ xấu, bà Hồng cho biết, lũy kế từ 15.8.2017 đến 31.12.2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Trong đó, riêng xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỉ đồng (chiếm 51,79%)...

Ngoài ra, xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 82,5 nghìn tỉ đồng (chiếm 21,70% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý).

Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31.12.2021 là 412,7 nghìn tỉ đồng, giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực (15.8.2017).

Theo bà Hồng, trước khi có Nghị quyết số 42, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm và khách hàng tự trả nợ còn chưa cao. Nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt.

Nói về sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42, bà Hồng cho biết, khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không tiếp tục được ưu tiên áp dụng một số chính sách quy định tại Nghị quyết số 42.

Những cơ chế, chính sách thí điểm xử lý nợ xấu nếu không được tiếp tục triển khai có thể dẫn đến việc kéo dài quá trình xử lý nợ xấu, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; các tổ chức tín dụng thiếu nguồn lực hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế và giảm mặt bằng lãi suất. Không khuyến khích, không huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra sẽ làm phát sinh những tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng do còn có sự bất cập, thiếu đồng nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Đồng thời tổ chức tín dụng rất khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42, khi đó dự kiến nợ xấu theo Nghị quyết số 42 có thể tăng lên mức 430 nghìn tỉ đồng vào cuối năm 2022 và 453 nghìn tỉ đồng vào cuối năm 2024 (tại thời điểm 31.12.2021 là 412,7 nghìn tỉ đồng).

Cũng theo bà Hồng, việc ban hành Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết số 42 là vấn đề cấp bách về kinh tế để tiếp tục đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong điều kiện tác động chưa thể lường hết được của đại dịch COVID-19.

"Từ những lý do nêu trên, để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực thi hành, Chính phủ kiến nghị, đề xuất Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 trong giai đoạn 2022-2024" - bà Hồng nói và cho biết việc đề xuất dự kiến thời gian kéo dài hiệu lực của Nghị quyết là 2 năm.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hạn chế nợ xấu phát sinh từ bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải hạn chế nợ xấu phát sinh, nhất là do ảnh hưởng của COVID-19 và cho vay các dự án BOT, bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng.

Chủ tịch Quốc hội: Một số địa phương thu hồi hàng chục nghìn ha dự án treo

Phạm Đông |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc chuẩn bị và tổ chức triển khai các chuyên đề giám sát tối cao về quy hoạch, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… đã tạo nên những chuyển biến trong thực tế. Một số địa phương đã quyết liệt thu hồi hàng chục nghìn ha đất dự án treo.

Sửa luật nhằm sử dụng đất hiệu quả, hạn chế tình trạng khiếu kiện phức tạp

Phạm Đông |

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, mục tiêu của việc tổng kết Nghị quyết 19 và sửa đổi Luật Đất đai nhằm quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước, đồng thời hạn chế tình trạng khiếu kiện phức tạp liên quan tới đất đai.

Áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiều hình thế nguy hiểm

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tây nam đang gây thời tiết mưa dông gió mạnh trên biển.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi "đắp chiếu"

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đạt 95% khối lượng và nhận đủ mặt bằng thi công song đoạn vành đai 2,1km, vốn 1.300 tỉ đồng vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Các cơ quan chức năng không phát hiện thấy có nạn nhân nào trong chiếc xe đầu kéo đang mắc kẹt ở vị trí cách cầu Phong Châu gần 100m.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.