Khẩn trương ban hành Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới

Vương Trần |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, một trong những vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm, nêu kiến nghị đó là khẩn trương ban hành Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19,

Giảm bớt những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu

Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp diễn ra sáng nay (26.9), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo về tình hình triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thời gian qua, việc triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao. Việc này góp phần giảm bớt những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải gánh chịu, giúp doanh nghiệp có thể duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.

Ông nêu dẫn chứng, theo Báo cáo khảo sát của VCCI về Nghị quyết 105: 91,5% doanh nghiệp được khảo sát đã biết đến Nghị quyết 105/NQ-CP; 81% doanh nghiệp cho biết chính sách tại Nghị quyết 105 là kịp thời; 89% nhận thấy các mục tiêu của Nghị quyết là phù hợp; 81,4% cho biết các nhiệm vụ giải pháp sẽ giúp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, Hợp tác xã hiệu quả.

Tuy nhiên, qua theo dõi và tổng hợp các kiến nghị phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp cho thấy vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Việc triển khai của một số chính sách còn khá cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ.

Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với một số chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, cho vay ưu đãi còn thấp do thủ tục còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp. Đặc biệt, vấn đề các doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị nhiều nhất là việc khẩn trương có hướng dẫn áp dụng các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới và kế hoạch mở cửa của các địa phương để doanh nghiệp có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh.

Khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nêu 6 kiến nghị gửi đến Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, thứ nhất, các bộ, ngành, địa phương nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thực hiện nghiên cứu các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 105/NQ-CP về các chính sách, giải pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ để phát huy đồng bộ nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp; khẩn trương rà soát, sửa đổi điều kiện, quy trình, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Thứ hai, Bộ Y tế khẩn trương ban hành Hướng dẫn lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh sớm nhất trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Trong đó, cần có hướng dẫn cụ thể điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới để các địa phương và doanh nghiệp áp dụng trong thực tế.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư các bộ, ngành và địa phương.

Thứ tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ xem xét, ban hành Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phục hồi.

Thứ năm, các địa phương khẩn trương xây dựng và công bố kế hoạch phục hồi kinh tế/kế hoạch mở cửa trong tình hình mới. Đồng thời, cùng với doanh nghiệp, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy.

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, bảo đảm triển khai các giải pháp thích ứng với lộ trình kiểm soát dịch bệnh, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương, gắn với đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời người lao động và các đối tượng chính sách bị tác động bởi dịch bệnh, đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng.

Tăng cường đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đánh giá thực chất quá trình xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ sáu, về phía cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua giai đoạn khó khăn, thách thức hiện nay và dự báo còn có thể kéo dài hơn nữa, đã cho cộng đồng doanh nghiệp nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đó là: Càng khó khăn càng phải nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ (ví dụ như chia sẻ đơn hàng, hàng đổi hàng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau, mua hàng trả chậm…).

Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp trên nền tảng số, thông qua chuyển đổi số; nâng cao năng suất, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc giữ chân người lao động, sắp xếp, cơ cấu lại lao động hợp lý; đầu tư hơn nữa cho công nghệ, đổi mới thiết bị, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới, giải pháp mới trong sản xuất kinh doanh; tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu trong nước; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, chúng ta cần lưu ý, trong khủng hoảng, công nghệ, thiết bị thường rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm thông thường, đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Đạt tỉ lệ tiêm chủng cao, Châu Âu từng bước trở lại "bình thường mới"

Phương Linh |

Người dân một số nước Châu Âu đang trở lại cuộc sống ''bình thường mới'' với COVID-19 sau khi bứt phá, tăng tốc bao phủ vaccine cho phần lớn dân số.

Các quốc gia trước ngưỡng cửa "bình thường mới" với COVID-19

Bảo Châu |

Sau khi đã trải qua gần 2 năm chiến đấu với đại dịch COVID-19, nhiều nơi trên thế giới đang dần trở về trạng thái ''bình thường mới'' khi tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 tăng cao.

Từ ngày 15.10, Đà Nẵng có thể trở lại trạng thái bình thường mới

THUỲ TRANG |

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh, từ ngày 15.10, nếu vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh như hiện nay, Đà Nẵng sẽ có thể trở lại trạng thái bình thường mới.

TPHCM giải tỏa hơn 1.000 hộ dân làm đường 6 làn xe ở Thủ Đức

MINH QUÂN |

TPHCM - TP Thủ Đức đang khẩn trương hoàn tất thủ tục để chi hơn 7.000 tỉ đồng bồi thường cho hai đoạn của dự án Vành đai 2, ảnh hưởng đến hơn 1.000 hộ dân.

Gần 200 người tìm kiếm 2 nạn nhân bị cuốn trôi ở Sơn La

Minh Chuyên |

Sơn La - Các lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm 2 nạn nhân bị nước cuốn trôi khi đi qua ngầm tràn ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.

Xác nhận mới về vị trí MH370 mất tích

Thanh Hà |

Tin MH370 mới nhất một lần nữa xác nhận nghiên cứu của kỹ sư hàng không vũ trụ Anh Richard Godfrey về việc xác định địa điểm máy bay MH370 rơi.

Tìm thấy thi thể bé trai 1 tuổi trong vụ lũ quét ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Sáng 22.9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thêm thi thể nạn nhân trong vụ lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên).

Hóa chất Đức Giang Lào Cai thua trận ra quân Giải bóng chuyền các câu lạc bộ châu Á

MINH PHONG |

Hóa chất Đức Giang Lào Cai thua 0-3 trước Kuanysh VC trận ra quân Giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ châu Á 2024 vào sáng 22.9.

Đạt tỉ lệ tiêm chủng cao, Châu Âu từng bước trở lại "bình thường mới"

Phương Linh |

Người dân một số nước Châu Âu đang trở lại cuộc sống ''bình thường mới'' với COVID-19 sau khi bứt phá, tăng tốc bao phủ vaccine cho phần lớn dân số.

Các quốc gia trước ngưỡng cửa "bình thường mới" với COVID-19

Bảo Châu |

Sau khi đã trải qua gần 2 năm chiến đấu với đại dịch COVID-19, nhiều nơi trên thế giới đang dần trở về trạng thái ''bình thường mới'' khi tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 tăng cao.

Từ ngày 15.10, Đà Nẵng có thể trở lại trạng thái bình thường mới

THUỲ TRANG |

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh, từ ngày 15.10, nếu vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh như hiện nay, Đà Nẵng sẽ có thể trở lại trạng thái bình thường mới.