Nền kinh tế đối diện nhiều thách thức, tăng trưởng tín dụng thấp

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 9.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Nhiều thị trường lớn gặp khó khăn về tăng trưởng

Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Trợ lý Tổng Bí thư Đinh Văn Ân, lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phiên họp hôm nay ngoài việc thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 9 và đến cuối năm 2023, Chính phủ còn đồng thời cho ý kiến về các tờ trình, báo cáo quan trọng trình Bộ Chính trị, Trung ương và Quốc hội.

Trong đó có các báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội, đầu tư công, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã đi qua 8 tháng - 2/3 thời gian của năm 2023 trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.

Hậu quả của dịch COVID-19 còn kéo dài; cạnh tranh chiến lược gia tăng; xung đột tại Ukraina còn phức tạp. Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng tăng trưởng giảm, lạm phát có chững lại nhưng neo ở mức cao, phục hồi chậm, cả tổng cung và tổng cầu khó khăn.

Nhiều thị trường lớn của Việt Nam đều gặp khó khăn về tăng trưởng. Nguồn cung dầu thô thu hẹp, giá tăng cao. Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp, hiện tượng El Nino gây nắng nóng kỷ lục tại nhiều nơi và gia tăng nguy cơ mất an ninh lương thực của nhiều quốc gia.

Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8. Ảnh: VGP
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8. Ảnh: VGP

Nền kinh tế chịu "tác động kép"

Thủ tướng cho biết, ở trong nước, nền kinh tế chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài (nhất là thị trường xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng, đầu tư, tiền tệ, tài chính…) và các hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn.

Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, là nền kinh tế đang chuyển đổi, có độ mở cao, quy mô còn khiêm tốn, khả năng thích ứng, sức chống chịu có hạn, nên một biến động nhỏ bên ngoài có thể gây tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chính phủ cùng các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; vừa triển khai quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Nhờ đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi được kiểm soát tốt.

Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, hội nhập, đối ngoại được thúc đẩy và mở rộng với nhiều sự kiện ngoại giao sôi động, nhiều nước muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam, vai trò, vị thế, uy tín của đất nước ngày càng được nâng lên.

Nhìn chung 8 tháng, kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tạo đà đạt kết quả cao hơn trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp; thị trường bất động sản có khởi sắc nhưng còn khó khăn.

Những vấn đề liên quan tới các dự án thua lỗ, các ngân hàng yếu kém; lĩnh vực da giày, dệt may đã có đơn hàng nhiều hơn nhưng tăng trưởng công nghiệp vẫn có khó khăn; tiếp cận tín dụng khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp...

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thảo luận, phân tích kỹ, đánh giá khách quan, sát thực tiễn, phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm, nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới.

Đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chỉ đạo, điều hành tốt hơn trong tháng 9, những tháng còn lại của năm 2023 và thời gian tới, với tinh thần là kết quả năm 2023 phải cao hơn năm 2022 như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền"

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang "tồn kho tiền".

Ba định hướng lớn của ngoại giao kinh tế

Song Minh |

Công tác ngoại giao kinh tế đã có quá trình hình thành, phát triển hơn nửa thế kỷ, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước kể từ khi giành được độc lập. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng ban Chỉ đạo ngoại giao kinh tế - nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực thực hiện hiệu quả đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Tổ chức 4 vùng kinh tế xã hội, phát triển Sóc Trăng thành tỉnh khá năm 2030

Tiến Nguyễn |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 995/QĐ-TTg ngày 25.8.2022 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Su-25 Nga nhả tên lửa chặn đứng quân Ukraina ở Kursk

Song Minh |

Phi hành đoàn máy bay Su-25 của Nga chặn đứng việc luân chuyển quân Ukraina ở khu vực biên giới tỉnh Kursk.

Bắc Ninh triển khai khu công nghệ thông tin tập trung 274ha

Vân Trường |

Khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh Bắc Ninh dự kiến rộng 274ha. Quy mô về số lượng lao động, chuyên gia dự kiến khoảng 20.000 người.

Xót xa những vườn đào Tết bị phá hoại, thiệt hại cả tỉ đồng

Quỳnh Trang - Hương Giang |

Gần 300 gốc đào bích chuẩn bị bán Tết có giá trị hàng triệu đồng mỗi cây của người dân tại Hà Nội đã bị kẻ gian dùng dao chặt cành, phá hoại.

Thủ phạm phá hoại Nord Stream "gieo gió gặt bão"

Ngọc Vân |

Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) cho rằng đường ống dẫn khí Nord Stream bị phá hoại là để chia rẽ châu Âu.

Hiện trạng áp thấp gần Biển Đông và áp thấp gần Philippines

Song Minh |

Vùng áp thấp gần Biển Đông đã tan nhưng vẫn còn một áp thấp nhiệt đới gần Philippines.

Toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền"

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang "tồn kho tiền".

Ba định hướng lớn của ngoại giao kinh tế

Song Minh |

Công tác ngoại giao kinh tế đã có quá trình hình thành, phát triển hơn nửa thế kỷ, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước kể từ khi giành được độc lập. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng ban Chỉ đạo ngoại giao kinh tế - nhấn mạnh, ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực thực hiện hiệu quả đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Tổ chức 4 vùng kinh tế xã hội, phát triển Sóc Trăng thành tỉnh khá năm 2030

Tiến Nguyễn |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 995/QĐ-TTg ngày 25.8.2022 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.