Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi):

Người đi lao động ở nước ngoài về nước cần được tạo việc làm

Nhóm PV |

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 10, chiều 23.10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Hỗ trợ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Về chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh cho biết: Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần có chính sách đối với lao động là người dân tộc thiểu số; có ý kiến đề nghị bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi đối với người thu nhập thấp hoặc khó khăn về chi phí khi đi lao động ở nước ngoài.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Điều 20 của Luật Việc làm đã quy định chính sách đặc thù đối với lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, như vậy đã bao hàm đầy đủ các nhóm đối tượng mà đại biểu Quốc hội đề nghị. Đồng thời, để tránh trùng lặp, xin phép Quốc hội không nhắc lại các quy định này trong dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết thêm, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị chính sách bảo đảm bình đẳng giới cần phải được cụ thể hóa hơn trong dự thảo Luật. Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung một số quy định tại các điều 27, 68 và 72. Bên cạnh đó, việc luật hóa danh mục các công việc và khu vực người lao động không được đi làm việc ở nước ngoài cũng góp phần hạn chế các rủi ro cho họ, đặc biệt là lao động nữ.

Phải phù hợp với các nguyên tắc thị trường

Trao đổi bên hành lang Quốc hội với PV Lao Động, Đại biểu Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, trong thời gian qua, chúng ta đang thực hiện tốt chính sách này. Tuy nhiên cần quan tâm tới các nguyên tắc điều chỉnh của thị trường. Và muốn được thị trường điều chỉnh thì phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chúng ta có chính sách ưu ái nhất định tuy nhiên không vì vậy mà bỏ qua những quy định khác.

“Người lao động phải đáp ứng được tay nghề, am hiểu về pháp luật, tuân thủ pháp luật. Cùng với những chính sách ưu đãi, người lao động cần phải nâng cao tay nghề, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường” - Đại biểu Sinh nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Sinh, đối với việc cho vay ưu đãi cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đó là chính sách tốt. Tuy nhiên cần phải lưu ý, việc cho vay vốn ưu đãi này thì cần lưu ý 2 điều. Một là cho vay để đi lao động. Thứ hai là người lao động phải cam kết tuân thủ pháp luật, hết thời gian, thời hạn lao động tại nước ngoài thì phải về. Nếu không về phải có chế tài xử lý.

Còn Đại biểu Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, về chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được dẫn chiếu từ Luật Việc làm và các luật khác có liên quan để đảm bảo không trùng lắp, không trùng chéo và vẫn đảm bảo được quyền lợi của người lao động.

Trao đổi với Lao Động, ĐBQH Bùi Sỹ Lợi cho biết: Về phía Uỷ ban, cũng ủng hộ quan điểm của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều người đang băn khoăn cần phải làm rõ, khi giao nhiệm vụ này rồi thì phải có điều khoản quy định để không tăng biên chế, không trái với tinh thần của Nghị quyết Trung ương về sắp xếp lại bộ máy, đơn vị sự nghiệp công lập. Điều thứ hai là không tăng thêm chi phí cho người lao động. Thứ ba đó là không cản trở các địa phương thoả thuận, hợp tác với các doanh nghiệp khác của nước ngoài. “Đây chính là cơ hội để chúng ta tạo thêm nguồn đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài. Việc này cũng không trái với chức năng của trung tâm dịch vụ việc làm. Bởi đây là các đơn vị sự nghiệp công lập” - ông Lợi nêu ý kiến.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm xã hội và giao thông cho người lao động

Thanh Xuân |

Ngày 22.10, LĐLĐ tỉnh Yên Bái tổ chức 2 Hội nghị tuyên truyền, đối thoại về pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông cho đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động thuộc Công đoàn ngành Y tế.

Sửa đổi 6 nhóm nội dung, tăng cường bảo vệ người lao động

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Chiều 21.5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Nội dung dự án luật này sửa đổi 6 nhóm nội dung cơ bản liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động.

Yêu cầu nắm bắt tình hình người lao động làm việc tại nước ngoài

ANH THƯ |

Với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các nước tiếp nhận và tạm lùi thời gian xuất cảnh.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.