Thanh tra Chính phủ:

Tăng cường thanh tra các lĩnh vực có nhiều nguy cơ về tiêu cực, tham nhũng

Phạm Đông |

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản số 124/TTCP-KHTH ngày 15.1.2021 về việc giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV.

Theo Thanh tra Chính phủ, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dự luận về tiêu cực, tham nhũng. Trong đó có các dự án đầu tư lớn; quản lý, sử dụng đất đai; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công; các dự án mua sắm lớn từ tài sản nhà nước...

Các đơn vị chức năng đã tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp chỉ đạo hàng loạt các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh, nhiều vụ án tồn đọng từ những năm trước đã được giải quyết, số vụ án khởi tố mới năm sau cao hơn năm trước.

Đặc biệt, công tác phát hiện, điều tra án tham nhũng không ngừng được cải thiện ở địa phương, giảm dần số địa phương không có án tham nhũng khởi tổ mới, bước đầu khắc phục được tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Công tác thu hồi tài sản thất thoát trong các vụ án tham nhũng ngày càng được thực hiện triệt để và hiệu quả hơn, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước. Đã phối hợp xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, trong đó có bị cáo từng là cán bộ cao cấp, qua đó khẳng định quyết tâm của Đảng là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai” trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Đảng và Nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ. Trong đó, thực hiện đồng bộ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và đặc biệt là Nghị định 130/2000/NĐ-CP về Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, trong đó có Luật Thanh tra; Đề án về xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Rà soát, đề xuất bổ sung chương trình công tác của Chính phủ để triển khai đầy đủ nhiệm vụ về sửa đổi, bổ sung các luật và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, bảo đảm “không thể tham nhũng”.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tiêu cực, tham nhũng như: Các dự án đầu tư lớn; quản lý, sử dụng đất đai; cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công, các dự án mua sắm lớn từ tài sản nhà nước...

Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý dứt điểm những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kiểm soát tài sản, thu nhập.

Tích cực phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, nhất là các việc có liên quan đến nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Thanh tra Chính phủ thông báo về vụ khiếu nại hơn 30 năm của 1 cán bộ đi B

Vương Trần |

Ngày 23.2.2021, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo về kết quả kiểm tra, rà soát lại vụ việc khiếu nại của ông Nguyễn Ngọc Lợi - nguyên là quân nhân, thuộc diện cán bộ đi B.

Kiên quyết đấu tranh phòng, chống sự tha hóa quyền lực, tham nhũng

Vương Trần |

Trình bày tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Đỗ Việt Hà nhấn mạnh việc kiên quyết đấu tranh phòng, chống sự tha hóa quyền lực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực.

Thanh tra Chính phủ đối thoại với người dân Thủ Thiêm: Chưa tìm được tiếng nói chung về ranh giới quy hoạch

MINH QUÂN - NGUYỄN HUY |

Trong dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát liên quan khiếu nại ranh quy hoạch 5 khu phố thuộc 3 phường ở Thủ Thiêm, Thanh tra Chính phủ kết luận vị trí nhà đất các hộ dân khiếu nại đều nằm trong ranh giới quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng người dân không đồng tình với kết quả này.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.