Tăng hạn mức tín dụng hợp lý, không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động

Vương Trần |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các yêu cầu về tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả; dứt khoát không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động; xây dựng, triển khai ngay chính sách hỗ trợ người thất nghiệp, nhất là vào dịp Tết.

Tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả

Ngày 6.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ dự báo tình hình sắp tới từ đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp tình hình.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh quan điểm, dứt khoát không điều hành giật cục, không chuyển đổi trạng thái đột ngột, tránh tình trạng "lúc này quá chặt chẽ, lúc khác quá lỏng lẻo, lúc này quá đơn giản, lúc khác quá cầu kỳ, lúc này quá cầu toàn, lúc khác quá nóng nội"; bảo đảm cân bằng giữa an toàn và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, kinh tế vĩ mô. Ảnh: Nhật Bắc

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo triển khai xây dựng một nghị định sửa đổi nhiều nghị định liên quan tới thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản…

Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ hợp lý theo tinh thần chủ động, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả. Bảo đảm thanh khoản, ổn định hệ thống ngân hàng một cách an toàn; tìm điểm cân bằng giữa tỉ giá và lãi suất, giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Tăng hạn mức tín dụng hợp lý, hiệu quả cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật, đúng mục tiêu, tập trung tín dụng cho 3 đột phá chiến lược, 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng.

NHNN đề xuất sửa đổi Nghị định 31 năm 2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để tiếp tục triển khai, đồng thời rà soát, đánh giá lại chính sách này để có phương án phù hợp. Có chính sách hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội; rà soát các dự án bất động sản để hỗ trợ các dự án đủ điều kiện. Các tổ chức tín dụng phát huy tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thủ tướng phân tích nền kinh tế phát triển, người dân có tiền gửi thì ngân hàng mới phát triển được nên trong lúc khó khăn, các ngân hàng phải chia sẻ với người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Về các giải pháp chính sách tài khóa, phải đẩy mạnh hơn nữa giải ngân đầu tư công, các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát lại hằng tuần, hằng tháng tiến độ giải ngân, điều chỉnh kịp thời theo hướng dẫn của bộ, ngành và chỉ đạo của Chính phủ. Đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi các khoản không cần thiết, tổ chức tổng kết năm ngắn gọn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, lãng phí…; loại bỏ tư tưởng "năm nay thu ít để sang năm không bị giao nhiều". Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giảm, giãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước theo đúng tinh thần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Có chính sách giá cả hợp lý đối với các các lĩnh vực như hàng không, thuốc, trang thiết bị y tế, xăng dầu…, tôn trọng quy luật cạnh tranh, cung cầu nhưng khi có vấn đề đột xuất thì phải có công cụ quản lý của Nhà nước để ổn định lại thị trường, đưa thị trường trở lại vận hành bình thường. Giữ ổn định giá cả phù hợp với thu nhập người dân và chi phí của doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính, khâu trung gian, chi phí đầu vào không cần thiết.

Dứt khoát không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá kỹ lại thị trường lao động, dứt khoát không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, có biện pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp, cơ cấu lại thị trường lao động phù hợp giữa số lao động mất việc và nhu cầu tuyển dụng lao động; xây dựng, triển khai ngay chính sách hỗ trợ người thất nghiệp, nhất là vào dịp Tết.

Thủ tướng yêu cầu dứt khoát không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu dứt khoát không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Ảnh: Nhật Bắc

Bộ Xây dựng, Tổ công tác về thị trường bất động sản tập hợp, đề xuất giải quyết các vướng mắc về thủ tục đầu tư; phối hợp với các địa phương, hướng dẫn các doanh nghiệp cơ cấu lại các dự án; đề xuất sửa đổi các nghị định liên quan Luật Đất đai, Nghị định 49, Nghị định 100 về nhà ở xã hội….; thúc đẩy chương trình 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Công Thương dứt khoát không để lặp lại tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ. Bộ Y tế khắc phục bằng được tình trạng thiếu trang thiết bị, thuốc trong tháng 12.2022 và không để lặp lại; đẩy mạnh tiêm vaccine, không để dịch chồng dịch; hoàn thiện Dự án sửa đổi Luật Khám chữa bệnh để trình Quốc hội tại kỳ họp tới; sửa đổi 7 thông tư liên quan mua sắm thuốc, vật tư y tế…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đồng bộ các giải pháp củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư; thúc đẩy đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông chính sách, củng cố niềm tin thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thị trường đang dần ổn định trở lại, niềm tin đang được củng cố

Vương Trần |

Thủ tướng cho biết, tình hình đang ổn định trở lại, nhất là tâm lý thị trường, niềm tin thị trường đang được tăng cường, củng cố. Thị trường chứng khoán có tín hiệu tích cực trở lại.

Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 195.000 lao động

lê hoa |

Sở LĐTBXH Hà Nội thông tin, hiện nay thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động. Kết quả, trong tháng 11.2022, số lao động được giải quyết việc làm đạt hơn 12.400 người.

Doanh nghiệp nỗ lực giữ chân người lao động

KHÁNH LINH |

Tình trạng cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm trong doanh nghiệp đang là vấn đề nóng, trong khi Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Tìm giải pháp để có thêm đơn hàng, ổn định thu nhập, bảo đảm chế độ phúc lợi để giữ chân công nhân lao động là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp.

PGS Đặng Bích Hà an nghỉ bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sáng 29.9, lễ an táng PGS Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Vũng Chùa - Đảo Yến.

Trực tiếp bóng đá Man United 0-1 Tottenham: Hết hiệp 1

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Man United vs Tottenham tại vòng 6 Premier League diễn ra lúc 22h30 ngày 29.9.

Bé trai 3 tháng tuổi từng ở Mái ấm Hoa Hồng đã tử vong

NGUYỄN LY |

TPHCM - Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai 3 tháng tuổi (từng ở Mái ấm Hoa Hồng) tử vong do viêm phổi nặng, kém đáp ứng điều trị.

Dự báo thời điểm bão cuồng phong ở Philippines giật cấp 17

Song Minh |

Theo tin bão mới nhất, bão Julian ở Philippines (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão cuồng phong vào chiều 29.9.

Đà tăng giá vàng phá vỡ "lời nguyền tháng 9"

Khương Duy (Theo Kitco) |

Giới chuyên gia nhận định tháng 9 thường là "điểm trũng" của giá vàng thế giới. Tuy nhiên năm nay, quan niệm này không còn chính xác.

Thị trường đang dần ổn định trở lại, niềm tin đang được củng cố

Vương Trần |

Thủ tướng cho biết, tình hình đang ổn định trở lại, nhất là tâm lý thị trường, niềm tin thị trường đang được tăng cường, củng cố. Thị trường chứng khoán có tín hiệu tích cực trở lại.

Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 195.000 lao động

lê hoa |

Sở LĐTBXH Hà Nội thông tin, hiện nay thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động. Kết quả, trong tháng 11.2022, số lao động được giải quyết việc làm đạt hơn 12.400 người.

Doanh nghiệp nỗ lực giữ chân người lao động

KHÁNH LINH |

Tình trạng cắt giảm lao động, cắt giảm giờ làm trong doanh nghiệp đang là vấn đề nóng, trong khi Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Tìm giải pháp để có thêm đơn hàng, ổn định thu nhập, bảo đảm chế độ phúc lợi để giữ chân công nhân lao động là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp.