Thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, cấp phường tại Đà Nẵng

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thông qua Nghị quyết Về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Chiều 19.6, với 92,13% số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Một nội dung lớn được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chính là vấn đề cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của chính quyền địa phương các cấp ở thành phố Đà Nẵng khi thực hiện thí điểm, bởi việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị là vấn đề rất quan trọng, cần được nghiên cứu, xem xét thận trọng, nơi nào đủ điều kiện, được sự đồng thuận, thống nhất cao thì mới triển khai thực hiện.

Giải trình vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, một số ý kiến đề nghị khi thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, cần đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố theo hướng tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; làm rõ cơ chế giám sát đối với chính quyền địa phương ở quận, phường và các cơ quan tư pháp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để thể hiện trong dự thảo Nghị quyết. Theo đó, dự thảo Nghị quyết quy định mỗi Ban của Hội đồng nhân dân thành phố có không quá hai Phó Trưởng ban hoạt động chuyên trách; Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Quy định này nhằm tạo sự linh hoạt, chủ động cho thành phố trong trường hợp cần bố trí tăng thêm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách tại mỗi Ban.

Một số ý kiến đề nghị thực hiện thí điểm người dân trực tiếp bầu Chủ tịch UBND để bảo đảm quyền của người dân trong việc lựa chọn người đứng đầu chính quyền địa phương, đồng thời có cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tổ chức để người dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân là hình thức dân chủ trực tiếp, qua đó nhân dân giám sát và kiểm soát quyền lực đối với người đứng đầu chính quyền địa phương. Để có thể áp dụng được cơ chế này, cần phải có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, do đó chưa đưa quy định cụ thể về nội dung này vào dự thảo Nghị quyết.

Nghị quyết Về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng gồm 12 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021.

Nghị quyết nêu rõ: Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng được thực hiện từ ngày 1.7.2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.

Theo đó, chính quyền địa phương ở thành phố Đà Nẵng là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố. Chính quyền địa phương ở các quận thuộc thành phố Đà Nẵng là Ủy ban nhân dân quận. Ủy ban nhân dân quận là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng...

Ngoài ra, việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính khác của thành phố Đà Nẵng được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định khác của pháp luật có liên quan và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác. Như vậy, với Nghị quyết mới được thông qua này, cả nước có hai địa phương thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị (thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng).

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Lại hoãn xử vụ nhà máy thép kiện chính quyền Đà Nẵng: Nguy cơ phá sản hiển hiện từng ngày

An Thượng |

Theo lịch, ngày 25.2, TAND TP.Đà Nẵng tiếp tục mở phiên sơ thẩm để xử vụ nhà máy thép Dana Ý kiện UBND TP.Đà Nẵng, tuy vậy, thay vì xét xử, tòa cho 2 bên đương sự tiếp tục tìm giải pháp hòa giải. Kể từ đầu năm 2018, khi 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc bị chính quyền TP.Đà Nẵng buộc đóng cửa vì cho là gây ô nhiễm, doanh nghiệp điêu đứng, hàng ngàn lao động mất việc. Chờ đợi những lần hoãn, hòa giải bất thành... khiến nợ nần của doanh nghiệp chồng chất, các ngân hàng cho vay vốn cũng lâm nguy theo...

Chính quyền Đà Nẵng mở đường cho khởi nghiệp sáng tạo

THUỲ TRANG |

Trong 3 năm gần đây, cụm từ khởi nghiệp hay khởi nghiệp sáng tạo đã được nhắc nhiều hơn tại Đà Nẵng. Từ một thành phố có lúc bị cuốn theo sự phát triển nóng của ngành du lịch, dịch vụ thì nay, chính quyền Đà Nẵng đã đầu tư nhiều hơn từ chính sách, hạ tầng và cả con người để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Đặc biệt, sắp tới đây, thành phố còn cho ra đời quỹ đầu tư mạo hiểm với sự vận động tham gia của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn để giúp các bạn trẻ khởi nghiệp.

Chính quyền Đà Nẵng thua kiện vụ huỷ đấu giá đất một doanh nghiệp

TT |

Chiều 26.9, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Vipico kiện UBND TP Đà Nẵng vì đã hủy kết quả đấu giá khu đất A20 đường Võ Văn Kiệt.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.