Thứ trưởng Bộ Nội vụ trả lời về thất lạc hồ sơ Trịnh Xuân Thanh

TX |

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng thắc mắc: Tôi không hiểu nhà báo lấy thông tin ở đâu, tài liệu này là mật.

Chiều 1.12, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11, báo giới đã đặt câu hỏi: “Liên quan đến việc thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh, Bộ đã kết luận việc Thứ trưởng lộ văn bản Trịnh Xuân Thanh không phải là mật, còn việc lộ thông tin họp kỷ luật Thứ trưởng mới là lộ mật. Sau vụ việc này, Bộ có bài học kinh nghiệm gì?".

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: Về thất lạc hồ sơ, phiên họp báo Chính phủ tháng 7, 8 lãnh đạo Bộ Nội vụ đã trả lời. Quy định về quản lý hồ sơ trước hết phải thực hiện theo Pháp luật về lưu trữ, theo quy chế làm việc của Bộ Nội vụ và các bộ. Theo tinh thần đó, cơ quan trình phải chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ theo quy định.

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương kết luận các vụ việc liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, có nêu Bộ Nội vụ cần thiết thì mời Bộ Công an vào điều tra. Trên cơ sở kết luận của Bộ Công an các cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc kết luận rõ ràng, mất hồ sơ lý do là gì. Trong hồ sơ giải quyết vụ việc có thành phần hồ sơ, ý kiến trình cơ quan tham mưu, ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cái đó khó có thể đánh giá. Cần căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền có kết luận cụ thể.

Về lộ thông tin, việc quy định thế nào tài liệu mật có quy định trong Quyết định 18 năm 2012 của Thủ tướng, Thông tư số 36 Bộ Công an quy định danh mục tài liệu mật, đặc biệt trong Quy định 181, ngày 15/11/2017 thay thế Quy định 102 về kỷ luật Đảng cũng đã nêu rõ tài liệu mật là tài liệu đang trong quá trình điều tra, thanh tra chưa được công bố.

Trên cơ sở kết luận của Bộ Công an, các cơ quan có thẩm quyền trong đó có Ủy ban Kiểm tra Trung ương có quy định trên cơ sở pháp luật.

Còn tại phiên họp 19 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương không nêu việc lộ lọt thông tin liên quan đến Bộ Nội vụ, mà bằng thông báo riêng. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu phải bảo mật thông tin. Tôi không hiểu nhà báo lấy thông tin ở đâu, tài liệu này là mật. Đề nghị báo chí, Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét lại việc này, xem thông tin báo chí lấy ở đâu.

TX
TIN LIÊN QUAN

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.