Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền ở Trường Sa

Phương Linh |

"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các hoạt động vi phạm" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 23.9, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng trả lời yêu cầu bình luận của phóng viên về việc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc ngày 18.9 điều vận tải cơ Y-20 tới các đá Vành Khăn, Subi, và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đưa binh sĩ đồn trú tại đây về đất liền. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận việc máy bay Y-20 xuất hiện ở Trường Sa.

''Hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trái với thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, gia tăng quân sự hóa, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông hiện nay'' - Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Bà Hằng đồng thời nêu rõ: ''Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các hoạt động vi phạm tương tự, tôn trọng luật pháp quốc tế và nhận thức chung của lãnh đạo hai nước về vấn đề trên biển, đóng góp tích cực, thiết thực và có trách nhiệm vào việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trên Biển Đông''.

Trước thông tin học giả Bill Hayton vừa qua đưa ra một tài liệu là một bức thư từ thời nhà Thanh, trong đó viết Hoàng Sa là biển cả, không liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc, người phát ngôn một lần nữa khẳng định: ''Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế''.

Do đó, theo bà Lê Thị Thu Hằng, tài liệu mà học giả Bill Hayton đưa ra vừa qua đã góp phần minh chứng cho điều này.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm ở Biển Đông đi ngược lại nỗ lực chung ASEAN - Trung Quốc

Khánh Minh |

Các hành động đơn phương, vi phạm các quyền hợp pháp của các nước ven Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin, đi ngược lại các nỗ lực chung của ASEAN-Trung Quốc.

Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương cấm bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Bảo Châu |

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982''.

Việt Nam lên tiếng về hoạt động của hàng trăm tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông

Phương Liên |

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

LD 24069: Ước nguyện phẫu thuật cho con vùi dưới đất lạnh

DƯƠNG THÙY |

Sau vụ sạt lở đất khiến hàng chục người chết, cô giáo Trương Thị Mai Ân đã ra đi khi ước nguyện lớn nhất là phẫu thuật lồng ngực cho con gái còn dang dở.

Không được kiểm toán, cổ phiếu ITA bị đình chỉ giao dịch

Gia Miêu |

Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26.9.2024.

Vi phạm ở Biển Đông đi ngược lại nỗ lực chung ASEAN - Trung Quốc

Khánh Minh |

Các hành động đơn phương, vi phạm các quyền hợp pháp của các nước ven Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin, đi ngược lại các nỗ lực chung của ASEAN-Trung Quốc.

Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương cấm bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Bảo Châu |

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982''.

Việt Nam lên tiếng về hoạt động của hàng trăm tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông

Phương Liên |

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).