Chuyển đổi số - Cơ hội để bứt phá

Khánh Vân |

Với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm, các ngân hàng bước vào cuộc đua đầu tư vào công nghệ nhằm đón đầu những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng. Sự cạnh tranh không còn là giá cả sản phẩm dịch vụ mà trải nghiệm khách hàng nhanh hơn, đơn giản hơn và thuận tiện trở thành yếu tố then chốt để mỗi ngân hàng bứt phá trong cuộc đua ngày càng gay gắt này.

Cạnh tranh bằng công cụ số

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đến tháng 4.2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng; tăng 27,5% về giá trị; tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 66%; khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC). Một số ngân hàng tại Việt Nam đã đạt mức độ số hoá cao - gần 90% giao dịch giữa khách hàng và nhà băng được thực hiện qua kênh ngân hàng số. Ngành ngân hàng đã đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng thanh toán, hệ thống công nghệ thông tin, triển khai các công nghệ mới, giải pháp tiên tiến để thiết kế, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán an toàn, thuận tiện, giá cả phù hợp theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), từ nay đến năm 2030, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức hai con số; và so với nhiều quốc gia khác thì Việt Nam có dân số tương đối trẻ. Đặc biệt, Chính phủ và NHNN đều có động thái cởi mở trong hoạt động chuyển đổi số sẽ là cơ hội lớn để ngành ngân hàng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa lĩnh vực này trong một vài năm tới.

Hệ thống ngân hàng đã và đang vận dụng rất tốt các thành tựu của sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big data) để chủ động cho ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ mới góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tỉ lệ người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á với khoảng gần 50% dân số. Nhờ chuyển đổi số mà các ngân hàng đã giảm được nhiều chi phí.

Khai thác hiệu quả lợi ích chuyển đổi số

Môi trường cạnh tranh khốc liệt đặt ra yêu cầu, các ngân hàng coi chuyển đổi số là quá trình không ngừng. Hàng loạt ngân hàng tập trung số hoá dịch vụ, đáp ứng kì vọng ngày càng gia tăng của khách hàng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ với mục tiêu dẫn đầu về ngân hàng số trên thị trường. Các thành tựu chuyển đổi số được NCB ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào các dịch vụ ngân hàng cốt lõi như: quản lý nội bộ, thanh toán, tín dụng, tiết kiệm; thanh toán trên thiết bị di động tăng trưởng mạnh hàng năm, liên tục giữ vững vị thế tiên phong mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. NCB đã thể hiện rất rõ ở việc số hóa các quy trình nội bộ và giao dịch trực tuyến để hướng tới một ngân hàng số, không giấy tờ.

NCB đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ với mục tiêu dẫn đầu về ngân hàng số
NCB đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ với mục tiêu dẫn đầu về ngân hàng số

Chị Hoàng Hải Yến (Định Công – Hà Nội) một khách hàng đã mở tài khoản trực tuyến (online) thông qua NCB iziMobile chia sẻ: “Tôi muốn thực hiện các giao dịch tại ngân hàng nhưng không có thời gian để ra quầy giao dịch. NCB đã xây dựng hệ thống công nghệ cho phép khách hàng mở tài khoản online hoàn toàn miễn phí bằng eKYC qua ứng dụng NCB iziMobile, giúp tôi tiết kiệm thời gian mở tài khoản mới. Ngoài ra các giao dịch đều được hoàn toàn miễn phí và khi gửi tiết kiệm online được hưởng lãi suất cao hơn gửi tại quầy. Giao diện của NCB iziMobile rõ ràng, dễ thao tác, tiện lợi, nhanh chóng và an toàn”.

“NCB đã dành lượng ngân sách lớn để đầu tư vào chuyển đổi số chỉ với mục đích phục vụ khách hàng của mình một cách tốt nhất, đưa khách hàng trở thành đối tượng được hưởng lợi trong kế hoạch chuyển đổi số. Nhờ đầu tư cho công nghệ có chọn lọc, NCB đã có những bước đột phá về trải nghiệm khách hàng” - đại diện NCB chia sẻ.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 mới đây, NCB xác định tiếp tục định hướng đầu tư mạnh cho công nghệ nhằm tạo bước tiến mạnh mẽ chuyển đổi số. NCB tạo ra các sản phẩm dịch vụ khác biệt, đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng hợp tác chiến lược toàn diện với nhiều tổ chức kinh tế, tập đoàn lớn, bước đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng trong hệ sinh thái của đối tác.

Cuộc cạnh tranh chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới. Điều này không chỉ phù hợp với xu hướng của thế giới mà còn thúc đẩy các ngân hàng liên tục phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, kiến tạo giá trị mới để đứng vững trên thị trường và thu hút khách hàng. Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, thì chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ ngân hàng số hiện đại đang giúp NCB bứt phá và phát triển mạnh mẽ.

Khánh Vân
TIN LIÊN QUAN

Khi nông dân cũng tham gia “chuyển đổi số”

PHONG LINH |

Thời gian qua, với việc quan tâm, xây dựng ngành nông nghiệp, đặc biệt là việc thúc đẩy chuyển đổi số của các cấp lãnh đạo, nhà nghiên cứu và người làm nông. Từng bước đã xuất hiện những mô hình, ý tưởng mới lạ, mang lại hiệu quả bước đầu...

Trái ngọt từ chuyển đổi số ngân hàng

Thúy Hằng |

Thời gian qua các ngân hàng đã “dồn sức” thực hiện chuyển đổi số, liên tục ra đời nhiều ứng dụng ngân hàng số mới để "giữ chân" khách hàng hiện hữu, cũng như thu hút khách hàng mới.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.