Hết thời “uống sữa dễ dàng” từ vốn vay ODA

Khánh Hoà |

Từ tháng 7.2017, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cắt nguồn vốn vay ưu đãi cho Việt Nam, các đối tác phát triển khác cũng sẽ sớm dừng hoặc đưa ra các nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn. Cơ chế cấp phát hỗ trợ vốn vay nước ngoài cho địa phương vì vậy sẽ được chuyển sang cơ chế cho vay lại để siết việc sử dụng vốn vay ODA cũng như ràng buộc nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc thay đổi cơ chế này là muộn và cần tăng giám sát.

Vay kiểu cấp phát, dễ dàng nên trách nhiệm không cao

Trả lời báo Lao Động chiều 31.5 về tăng cường sử dụng vốn vay ODA của Bộ Tài chính, bà Nguyễn Xuân Thảo-Cục phó Cục quản lý nợ thừa nhận trước đây do cơ chế phân bổ vốn vay ODA phần lớn là theo cơ chế cấp phát nên các địa phương dễ dàng tiếp cận nguồn vốn rẻ và trách nhiệm không cao. Không ít địa phương chỉ quan tâm đến việc làm sao huy động được nhiều thôi.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2004 - 2015, trong tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết (khoảng 45 tỉ USD), số vốn vay dành cho các chương trình dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương khoảng 15,51 tỉ USD (chiếm 35%). Tuy nhiên, trong tổng số vốn vay cho chương trình dự án của địa phương, tỷ trọng vốn cấp phát ở mức 92,2% trong khi tỷ trọng cho vay lại chỉ 7,8%.

Lý giải về thực trạng này, đại diện Bộ Tài chính cho là do các địa phương có nhu cầu đầu tư lớn để xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội nhưng phần lớn các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, trung ương phải trợ cấp. Tính đến năm 2015, mới chỉ có 13 địa phương tự cân đối được thu chi và điều tiết về TW, các địa phương khác còn nhiều khó khăn, một số địa phương đặc biệt khó khăn trong khi nguồn vốn huy động được trong giai đoạn này có tính ưu đãi cao (chủ yếu là vốn ODA, lãi suất trung bình khoảng 1%, kỳ hạn dài đến 40 năm).

Theo đại diện Bộ Tài chính, hiện nay cùng với việc áp dụng nghị định 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc tiếp cận vốn vay nước ngoài sẽ khó hơn và bản thân chính phủ cũng sẽ vay khó hơn. Các địa phương sẽ được vay theo hạn mức nên nếu vượt hạn mức thì không được vay nữa và các dự án sẽ phải dừng lại nếu địa phương không đủ khả năng trả nợ cho các dự án trước đó.

Siết quy định quá muộn và cần tăng giám sát

Khi được hỏi, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc chính phủ đưa ra nghị định 52 là quá muộn. Theo bà Lan, từ khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2010, các nước đã rút dần viện trợ cho Việt Nam và các nước còn cung cấp viện trợ ODA đều cung cấp với điều kiện ngặt nghèo đồng thời đã cảnh báo về việc sẽ đến lúc nguồn vốn ưu đãi sẽ giảm dần rồi hết hẳn hoặc chuyển sang nguồn vay với tính chất thương mại lãi cao.

“Chuyện đó biết lâu rồi không phải mới nên giờ mới đưa ra các quy định siết chặt quản lý ODA với các địa phương là muộn” bà Lan khẳng định và cho rằng đáng lẽ ngay từ đầu khi vay ODA của các nước đã phải làm cho những người sử dụng nguồn vốn đó phải hiểu đây là vay, có vay là có trả chứ không cho không. Trong ODA có khoản cho không nhưng khoản đó nhỏ bé và thường làm cho mục đích xã hội xoá nghèo. “Mãi đến gần đây vẫn có sự ngộ nhận của địa phương là ODA là nguồn cho và như vậy là tiền cho không hoặc việc trả là của chính quyền trung ương nên họ chẳng cần quan tâm đến cứ lấy được càng nhiều càng tốt chứ có nhu cầu thực sự hay không hay đánh giá nhu cầu thật cần cái gì mang lại hiệu quả tốt nhất cho cuộc sống người dân” chuyên gia này phân tích.

Dù muộn nhưng bà Lan cùng một số chuyên gia khác cho rằng vẫn cần đưa ra để buộc các địa phương phải có trách nhiệm trả nợ và khi vay phải tính đến để dùng thế nào cho hiệu quả nhất, tránh xảy ra lãng phí. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo cần gắn với trách nhiệm cá nhân và tập thể rõ hơn trong việc phân bổ vốn vay nước ngoài để tăng việc giám sát trong quá trình sử dụng. “Nếu sử dụng không hiệu quả hoặc không trả được nợ thì người phân bổ và người sử dụng phải chịu trách nhiệm chứ không thể buông lỏng quản lý” một chuyên gia nhấn mạnh. Nếu không quản lý các địa phương, bộ ngành hoàn toàn có thể vỡ nợ vì việc đưa ra hạn mức là để không vay mới nữ nhưng cái cũ đã vay thì sẽ vẫn xảy ra vấn đề.

Theo Bộ Tài chính, dự kiến sơ lược nợ công đến ngày 31.12.2017 sẽ bằng 63,7% GDP trong đó nợ của chính phủ chiếm 52% đồng thời dự báo xu hướng nợ công sẽ giảm từ năm 2018 trở đi nhờ các biện pháp để tái cơ cấu ngân sách, nợ công để đảm bảo mức trần như Quốc hội phê duyệt.

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

6 lần thu hồi đất bất thành của chính quyền TP Thái Nguyên

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù các cơ quan chức năng có hàng loạt thông báo yêu cầu di dời tài sản, bàn giao lại đất nhưng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao vẫn phớt lờ.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Barcelona mất người, thua trận ra quân tại Champions League

tam nguyên |

Eric Garcia sớm nhận thẻ đỏ khiến Barcelona không thể có điểm trên sân AS Monaco.

Nỗ lực định hình tên tuổi từ cái bóng “ngôi sao nhí”

Ngọc Dủ |

Thị trường nhạc Việt từng có không ít sân chơi dành cho các tài năng nhí, nổi bật trong số đó phải kể đến Thần tượng âm nhạc nhí, Giọng hát Việt nhí... Đây được xem là bệ phóng cho không ít tài năng trẻ phát triển và theo đuổi sự nghiệp của mình.

Bên trong những ngôi nhà tạm vùng rốn lũ Mường Pồn

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Điện Biên - Trong khi chờ tái định cư sau lũ quét từ gần 2 tháng trước, nhiều người dân vùng rốn lũ Mường Pồn đang phải dựng lên những ngôi nhà tạm.