Hơn 10.000 tấn đường tồn kho: Hàng loạt nhà máy đường có nguy cơ “đắp chiếu”

Long Nguyễn |

Thông tin trên vừa được ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) - cho biết chiều 30.10. Theo ông Doanh: Mặc dù đường tinh luyện trong nước đang có giá “sát đáy” chỉ 12.000đ/kg, nhưng đã 2 tuần nay, không có bất kỳ doanh nghiệp nào mua đường, mặc dù đang là thời điểm cao điểm các doanh nghiệp cần mua đường để sản xuất phục vụ Tết.
Đường “đóng băng”, nhiều nhà máy không còn tiền để mua mía

Ông Phạm Quốc Doanh cho biết, vụ mía đường mới bắt đầu từ đầu tháng 10.2017. Tính từ đầu tháng đến nay, lượng đường sản xuất ra được trên 10.000 tấn, cộng thêm 300.000 tấn đang tồn kho từ vụ đường trước, nhưng tuyệt đối không hề bán được kilogram nào. Việc không bán được kilogram đường nào đã khiến nhiều nhà máy sản xuất mía đường không còn đủ tiền để mua nguyên liệu mía phục vụ cho sản xuất.

Lý giải nguyên nhân này, ông Phạm Quốc Doanh cho biết: Các DN mua đường đang đợi đến đầu năm 2018 để được mua đường với giá rẻ, bởi đến lúc đó, Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Từ năm 2018, các nước trong khối sẽ không còn bị hạn chế nhập khẩu đường vào Việt Nam, trong khi thuế suất, nhập khẩu chỉ ở mức 5%. Điều này đặt nhiều nhà máy sản xuất mía đường trong nước, nhất là các nhà máy có công suất nhỏ, nguy cơ “đắp chiếu” bởi sản phẩm làm ra không thể cạnh tranh nổi với đường trong
khu vực.

Ông Phạm Quốc Doanh nhấn mạnh: Hiện cả nước có 41 nhà máy chế biến mía đường, quy mô sản xuất của các nhà máy vẫn phổ biến mức nhỏ và vừa. Hiện chỉ có 8/38 nhà máy có công suất ép lớn hơn 6.000 tấn mía/ngày. Trong khi đó, thông thường một nhà máy phải có công suất từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên mới đạt được lợi thế về quy mô.

Thế nhưng, do nguồn nguyên liệu hạn chế cũng như nhu cầu thực tế của thị trường tạo áp lực “cung-cầu”, nên các nhà máy không dám chạy tối đa công suất thiết kế. Do giá nguyên liệu mía chiếm tới 70-80% giá thành đường, trong khi đó trên 90% diện tích trồng mía hiện nay do nông dân trực tiếp canh tác, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến giá thành mía còn cao.

Vì vậy, việc giảm giá thành mía gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến giá đường sản xuất trong nước cao hơn giá đường các nước trong khu vực và khó có thể cạnh tranh khi mở cửa. Điều này dẫn đến vòng tròn luẩn quẩn: Nếu năm 2018, khi đường các nước vào Việt Nam có giá rẻ hơn giá đường nội địa, thì nguy cơ ngành đường Việt Nam bị thua trên sân nhà là khả năng lớn.

Gỡ “nút thắt” nào để cứu ngành mía đường trong nước?

Ông Phạm Quốc Doanh cho rằng, nếu thực hiện cam kết như Hiệp định ATIGA từ 1.1.2018, sẽ tác động trực tiếp đến 41 nhà máy đường. Đặc biệt là 22 nhà máy có công suất chế biến dưới 3.000 tấn mía đường có khả năng phải đóng cửa do thua lỗ.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến đời sống việc làm, thu nhập của 11 vạn hộ nông dân trồng mía, 38 vạn người lao động và 10 vạn công nhân chế biến. Điều đáng nói là những vùng đất trồng mía sẽ khó tìm được cây trồng có hiệu quả hơn để thay thế, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, thu nhập đời sống mà còn tác động không nhỏ đến vấn đề xã hội, an ninh trật tự ở nông thôn trong vùng.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành đường và ổn định an sinh xã hội, VSSA đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho lùi thời gian thực hiện cam kết trong khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA đến năm 2022, nếu sớm hơn là 2020. Thay vào đó, lượng nhập khẩu hạn ngạch sẽ tiếp tục được tăng lên 10% so với mức 5% của năm 2017.

Đồng thời, VSSA cũng kiến nghị, thuế suất nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan cũng giảm 50% so với trước đây chỉ còn 40% đối với đường thô và 45% đối với đường trắng.

Ngày 6.10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về đề xuất của VSSA. Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT và các cơ quan địa phương xem xét kiến nghị của VSSA, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.10. Tuy nhiên, đã quá thời hạn trên nhưng Bộ Công Thương vẫn chưa hoàn thiện được báo cáo do còn một số vướng mắc.

Theo ông Phạm Quốc Doanh, để ngành mía đường có thể phát triển và cạnh tranh, VSSA cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án, thành lập Quỹ phát triển mía đường. Đồng thời phê duyệt Quy hoạch mía đường đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành mía đường Việt Nam đến năm 2030…

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh kiểm tra, ngăn chặn nạn buôn lậu đường từ Thái Lan qua biên giới, đồng thời tổ chức đấu giá đường buôn lậu bị bắt giữ để các thành viên của VSSA tham gia đấu giá theo quy định, tránh để DN ngoài lợi dụng chứng từ, hóa đơn quay vòng tiêu thụ đường lậu.

Long Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.