Việt Nam liệu có rơi vào khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm?

lan hương |

Mới đây, các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu BIDV vừa ra một báo cáo khẳng định, Việt Nam khó có khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2018 - 2019 theo chu kỳ 10 năm của đợt khủng hoảng trước.

Các chuyên gia đã chỉ ra 6 dấu hiệu có thể khiến một nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, bao gồm (1) Tín dụng mở rộng quá mức; (2) Hệ thống tài chính khó khăn hoặc mất khả năng cung ứng nguồn lực; (3) Xảy ra bất ổn lớn trên bảng cân đối của các chủ thể chính trong nền kinh tế; (4) Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỉ giá biến động mạnh, khó kiểm soát; (5) Một số thị trường có ảnh hưởng, lan tỏa lớn như thị trường bất động sản, chứng khoán bước vào giai đoạn căng thẳng hoặc suy thoái; (6) Niềm tin của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế suy giảm mạnh.

Chu kỳ 10 năm khủng hoảng biểu hiện không rõ nét

“Các dấu hiệu khủng hoảng trên đã biểu hiện khá rõ nét ở dạng này hay dạng khác trong mỗi chu kỳ 10 năm 1988-1989, 1998-1999, 2008-2009”, nhóm nghiên cứu của BIDV nhận xét. Tuy nhiên, khi xét đến chu kỳ 10 năm tiếp theo - giai đoạn 2018-2019, chúng được biểu hiện không rõ nét.

Sự khác biệt trong hai dấu hiệu đầu tiên là tăng trưởng tín dụng. Theo các chuyên gia, tín dụng đã tăng trưởng hợp lý hơn, chất lượng được cải thiện và hệ thống tài chính - ngân hàng được củng cố. Giai đoạn 2011-2017, tăng trưởng tín dụng (bình quân 13,9% một năm) và tỉ lệ vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP (bình quân 32,3% một năm) thấp hơn hầu hết các giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, hiệu quả của đồng vốn trong giai đoạn này cao hơn trước nhờ một phần là đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.

Giá trị nợ xấu trong giai đoạn này cũng giảm mạnh. Tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ đã giảm từ mức 17,2% năm 2012 về mức khoảng 7,4% cuối năm 2017 và 6,7% vào cuối tháng 6.2018.

Sự khác biệt tiếp theo là ở dấu hiệu thứ ba khi các yếu tố vĩ mô có sự cải thiện. Thu ngân sách tăng trưởng tương đối khả quan với bình quân 11% mỗi năm giai đoạn 2011-2017, trong khi chi ngân sách đã có cải thiện. Tỉ trọng chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách giảm từ mức cao 65-66% giai đoạn 2013-2014 xuống còn khoảng 62-63% năm 2016-2017, tỉ lệ bội chi cũng đang có xu hướng giảm.

Lạm phát sau giai đoạn tăng cao và biến động mạnh trước năm 2013 đã được kiểm soát ở mức thấp. Tỉ giá được điều hành linh hoạt và sát thị trường hơn khi giữ mức điều chỉnh không quá 3% mỗi năm trong 5 năm gần đây. Dự trữ ngoại hối hiện cũng gia tăng mạnh so với trước, tương đương khoảng 14 tuần hay 3,5 tháng so với mức 1,55 tháng nhập khẩu năm 2011.

Thị trường chứng khoán và BĐS chuyển biến tích cực

Thị trường chứng khoán (TTCK) có bước chuyển biến tích cực nhờ nền tảng vĩ mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Sau chu kỳ sụt giảm và đi ngang (từ năm 2008-2014), năm 2017, chỉ số VN Index đã lọt Top 6 chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất thế giới.

Với thị trường bất động sản (BĐS), hiện tượng tăng giá không phải trên diện rộng; đã và đang có giải pháp kiềm chế, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững hơn. Một số vấn đề cần lưu ý là hiện tượng dư cung ở một số phân khúc (nhất là phân khúc cao cấp); tỉ lệ nợ xấu cho vay BĐS vẫn ở mức cao hơn tỉ lệ chung; tình trạng giá đất tăng cao bất thường tại một số địa phương…

“Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu khủng hoảng qua các thời kỳ bất ổn của kinh tế Việt Nam và sự khác biệt của giai đoạn hiện nay, có thể khẳng định khả năng xảy ra khủng hoảng mang tính chu kỳ 10 năm trong giai đoạn 2018-2019 tại Việt Nam là khó xảy ra” - nhóm nghiên cứu kết luận.

lan hương
TIN LIÊN QUAN

Mười năm sau khủng hoảng

Hạ Lang |

Việc ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố vỡ nợ ngày 15.9.2008 được coi là sự khởi đầu chính thức của cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công toàn cầu. 

Chính phủ Mỹ vay nợ kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính

S.M |

Chính quyền Mỹ phải vay nợ thêm 329 tỉ USD trong quý 3 năm nay, số tiền lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 8 năm trước.

Chu kỳ khủng hoảng bất động sản đã bắt đầu?

Bảo Chương |

Chưa có dấu hiệu cho thấy chu kỳ khủng hoảng của thị trường bất động sản xuất hiện nhưng cơn sốt đất như thời gian qua vẫn là một dấu hiệu nguy hiểm cho sự ổn định của thị trường. 

Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Mười năm sau khủng hoảng

Hạ Lang |

Việc ngân hàng Lehman Brothers tuyên bố vỡ nợ ngày 15.9.2008 được coi là sự khởi đầu chính thức của cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công toàn cầu. 

Chính phủ Mỹ vay nợ kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính

S.M |

Chính quyền Mỹ phải vay nợ thêm 329 tỉ USD trong quý 3 năm nay, số tiền lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 8 năm trước.

Chu kỳ khủng hoảng bất động sản đã bắt đầu?

Bảo Chương |

Chưa có dấu hiệu cho thấy chu kỳ khủng hoảng của thị trường bất động sản xuất hiện nhưng cơn sốt đất như thời gian qua vẫn là một dấu hiệu nguy hiểm cho sự ổn định của thị trường.