Châu Âu đang chuẩn bị năng lượng cho mùa đông tiếp theo

Thanh Hà |

Tới nay, Châu Âu đã vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng sau xung đột Nga - Ukraina nhưng các doanh nghiệp và hộ gia đình đã nghĩ về cách vượt qua mùa đông tới.

Thời tiết ôn hòa, viện trợ của chính phủ, các kho dự trữ khí đốt hoạt động hết công suất và năng lượng nhập khẩu từ các khu vực khác đã giúp Châu Âu hạn chế thiệt hại kinh tế do xung đột Nga - Ukraina gây ra.

Bên ngoài thành phố công nghiệp Dortmund ở phía tây của Đức, nhà máy bia Veltins đã điều chỉnh bằng cách sử dụng chai có thể tái sử dụng, chuyển đổi một phần lò khí đốt sang sử dụng dầu nhiên liệu và chi 30 triệu Euro (32,5 triệu USD) để dự trữ nguyên liệu thô. Ulrich Biene - người phát ngôn của Veltins - chia sẻ với AFP: “Chúng tôi không phải giảm sản lượng".

Đức vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt Nga trước chiến sự Ukraina, đã cung cấp viện trợ lớn cho người tiêu dùng, nỗ lực bổ sung cho các cơ sở lưu trữ và tìm kiếm những nguồn năng lượng mới khi Nga ngừng cung cấp.

Chính phủ Đức thông tin vào tuần trước rằng dự kiến nền kinh tế lớn nhất Châu Âu sẽ tránh được suy thoái trong năm nay, dù dữ liệu vào ngày 30.1 cho thấy kinh tế Đức sụt giảm trong ba tháng cuối năm 2022.

Để tăng nguồn cung cho mùa đông, Đức và các nước láng giềng EU đã mua LNG từ Qatar và Mỹ - đắt hơn so với khí đốt Nga đưa qua đường ống.

Theo Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA), năm 2022, nhập khẩu LNG ở Châu Âu đã tăng 60% so với năm trước.

Kết quả là "những kịch bản tồi tệ nhất cho mùa đông 2022-2023 đã không xảy ra", Fabian Skarboe Ronningen, nhà phân tích cấp cao về nghiên cứu thị trường năng lượng tại Rystad Energy chỉ ra.

Dự trữ khí đốt của Châu Âu hiện ở mức 72% công suất - gấp đôi thời điểm này năm ngoái.

Với nhiệt độ cho đến thời điểm này của mùa đông năm nay ôn hòa hơn bình thường, người tiêu dùng Châu Âu phải bật hệ thống sưởi muộn hơn, qua đó giúp hoá đơn năng lượng tăng ở mức kiểm soát được và dự trữ được duy trì ở mức cao.

Trong năm 2022, thời điểm sau khi xung đột Nga - Ukraina bùng phát vào cuối tháng 2, nhu cầu về khí đốt giảm 12% so với mức trung bình của giai đoạn 2019-2021, theo tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels.

“Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn phi thường" - nhà nghiên cứu của Bruegel, Simone Tagliapietra, cho biết.

Nguồn cung năng lượng ở Châu Âu có thêm một sự thúc đẩy khác từ sự trở lại của một số lò phản ứng hạt nhân của Pháp vốn đã ngừng hoạt động.

Sau xung đột Nga - Ukraina, giá năng lượng Châu Âu lên mức cao kỷ lục, vượt mức 300 Euro (325,4 USD)/megawatt giờ trong tháng 8 trước khi giảm do chính phủ các nước tăng cường lưu trữ.

Các hợp đồng tương lai của Châu Âu hiện ở mức khoảng 55 Euro (59,6 USD) - vẫn gấp đôi so với trước đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, hoá đơn của các hộ gia đình vẫn chưa giảm khi các đơn vị bán buôn mua hàng trước nhiều tháng khiến người tiêu dùng phải vật lộn để chi trả khi lạm phát tăng cao. “Ngay cả tháng tới cũng sẽ khó khăn” - Dora Jesus, 42 tuổi, người London đang hưởng trợ cấp nhà nước, người có hóa đơn đã tăng từ mức 82 bảng Anh (101,3 USD) trước đó lên tới hơn 100 bảng Anh (123 USD).

Một số nhà phân tích nhận định, có thể cần nhiều năm để giá năng lượng trở lại mức giá thông thường.

“Mọi người đang hướng về mùa đông năm 2023-2024” - ông Ronningen nói, đồng thời lưu ý nguồn cung khí đốt của Nga sẽ chưa được đưa vào trong năm nay.

“Châu Âu sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào LNG trong năm 2023 vì đây là năm đầu tiên có khối lượng khí đốt rất thấp từ Nga” - ông nói thêm.

Và nếu nhu cầu của Châu Á tăng trở lại, cạnh tranh giữa Châu Âu và Châu Á về LNG sẽ còn gay gắt hơn dẫn tới giá năng lượng có thể cao hơn mức hiện nay.

Trong khi đó, theo chuyên gia Tagliapietra, Châu Âu đang ở vị thế tốt so với năm ngoái bởi vì năm ngoái Châu Âu phải tìm nguồn năng lượng mới sau cú sốc Nga cắt nguồn cung.

Chuyên gia Tagliapietra nói nhận định, điều rất quan trọng với các nước Châu Âu là phối hợp trong bổ sung kho dự trữ khí đốt bởi “chúng ta cần tránh cuộc chạy đua về khí đốt như chúng ta chứng kiến trong mùa hè”. “Phối hợp càng nhiều, chúng ta càng tiết kiệm được nhiều tiền” - ông nhấn mạnh.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội chấm dứt kỷ nguyên thống trị của đất hiếm Trung Quốc ở Châu Âu

Thanh Hà |

Việc phát hiện mỏ oxit đất hiếm lớn nhất Châu Âu trong tháng này - ước tính hơn 1 triệu tấn - ở vùng cực bắc của Thụy Điển gợi lên hy vọng giảm sự phụ thuộc của Châu Âu vào Trung Quốc về những nguyên liệu thô quan trọng.

Hãng hàng không khu vực từng lớn nhất Châu Âu sắp phá sản

Khánh Minh |

Hãng hàng không Flybe của Vương quốc Anh - từng lớn nhất Châu Âu - sụp đổ do mất khả năng thanh toán.

Mùa đông ấm bất thường cứu Châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng

Thảo Phương |

Mùa đông tại Châu Âu ghi nhận nhiều kỷ lục nhiệt độ, khủng hoảng năng lượng cũng vì vậy mà được kiểm soát.

Tử hình cựu Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Hoàng - cựu Kế toán trưởng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương viết khống 409 giấy rút tiền, séc và ủy nhiệm chi để rút số tiền hơn 246 tỉ đồng.

3 cháu bé trong một gia đình ở Ninh Bình bị mất tích

NGUYỄN TRƯỜNG |

Lực lượng chức năng xã Kim Tân và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang phối hợp cùng với gia đình để tìm kiếm 3 cháu bé bị mất tích hơn 2 ngày nay.

Thêm giả thuyết chấn động về MH370

Thanh Hà |

Tin MH370 mới nhất cho biết, sau một xác nhận mới về vị trí chiếc máy bay mất tích, một chuyên gia tìm kiếm nhấn mạnh, MH370 "không bị rơi".

Cận cảnh chung cư cũ, xuống cấp chờ được cải tạo ở TPHCM

Chân Phúc - Như Quỳnh |

TPHCM - Được xây dựng từ năm 1968, đến nay chung cư Ngô Gia Tự (Quận 10) đã xuống cấp, nhiều hạng mục bị hư hỏng nghiêm trọng.

Tập đoàn Đan Mạch muốn xây cảng nước sâu lớn tại Việt Nam

Thanh Hà |

Tập đoàn Đan Mạch APM Holding muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư để xây cảng biển container nước sâu lớn, hiện đại tại Việt Nam.

Cơ hội chấm dứt kỷ nguyên thống trị của đất hiếm Trung Quốc ở Châu Âu

Thanh Hà |

Việc phát hiện mỏ oxit đất hiếm lớn nhất Châu Âu trong tháng này - ước tính hơn 1 triệu tấn - ở vùng cực bắc của Thụy Điển gợi lên hy vọng giảm sự phụ thuộc của Châu Âu vào Trung Quốc về những nguyên liệu thô quan trọng.

Hãng hàng không khu vực từng lớn nhất Châu Âu sắp phá sản

Khánh Minh |

Hãng hàng không Flybe của Vương quốc Anh - từng lớn nhất Châu Âu - sụp đổ do mất khả năng thanh toán.

Mùa đông ấm bất thường cứu Châu Âu khỏi khủng hoảng năng lượng

Thảo Phương |

Mùa đông tại Châu Âu ghi nhận nhiều kỷ lục nhiệt độ, khủng hoảng năng lượng cũng vì vậy mà được kiểm soát.