Gazprom Nga bán khí đốt cho Trung Quốc bằng đồng rúp và nhân dân tệ

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom cho biết Trung Quốc đồng ý thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp và nhân dân tệ.

Bloomberg đưa tin, Gazprom đã ký một thỏa thuận với Trung Quốc để bắt đầu thanh toán tiền khí đốt  bằng đồng nhân dân tệ và đồng rúp thay vì đồng USD - trong một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ấm lên giữa Bắc Kinh và Mátxcơva vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.

“Cơ chế thanh toán mới là một giải pháp đôi bên cùng có lợi, kịp thời, đáng tin cậy và thiết thực” - Giám đốc điều hành Gazprom, Alexei Miller, tuyên bố sau cuộc họp trực tuyến với người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Dai Houliang. Ông Miller nói thêm rằng, cơ chế thanh toán mới sẽ “đơn giản hóa cách tính toán” và “trở thành một ví dụ xuất sắc cho các công ty khác”.

Theo đó, Gazprom đã ký một thỏa thuận bổ sung cho hợp đồng hiện có của mình với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Khoản thanh toán sẽ được thực hiện 50% bằng đồng rúp và 50% bằng nhân dân tệ, có hiệu lực ngay lập tức.

Tổng thống Vladimir Putin đã yêu cầu các khách hàng chính của Gazprom ở Châu Âu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp vào đầu năm nay sau khi Mỹ và các đồng minh đóng băng hơn 300 tỉ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga để đáp trả Mátxcơva phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina. Một số người mua từ chối và Gazprom dừng cung cấp, trong khi những người tiêu dùng lớn nhất đồng ý với các điều khoản thanh toán mới của Nga.

Nga cũng đang chuyển sang thanh toán khí đốt bằng đồng rúp với Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia không tham gia các lệnh trừng phạt và có quan hệ chặt chẽ với Điện Kremlin. Nhưng ban đầu chỉ 1/4 tổng số tiền sẽ được thanh toán bằng đồng rúp, phần còn lại bằng USD và euro. Tuy nhiên, tỉ trọng tính bằng đồng rúp sẽ tăng lên theo thời gian.

Nhân viên Gazprom ở Amur, Nga. Ảnh: Gazprom
Nhân viên Gazprom ở Amur. Ảnh: Gazprom

Hợp đồng của Gazprom cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia), được ký kết vào năm 2019, ước tính trị giá 400 tỉ USD trong vòng 30 năm. Tổng thống Putin ca ngợi động thái này là một “sự kiện lịch sử thực sự, không chỉ đối với thị trường năng lượng toàn cầu, mà trên hết là đối với Nga và Trung Quốc”.

Công suất qua đường ống này tăng đều đặn và dự kiến ​​đạt ít nhất 15 tỉ mét khối vào năm 2022, so với 10,4 tỉ mét khối được giao vào năm ngoái. Gazprom cho hay, khí đốt từ mỏ Kovykta đang được phát triển sẽ bắt đầu chảy qua đường ống Sức mạnh Siberia trước cuối năm nay, cho phép tăng thêm khối lượng vận chuyển khí đốt đến Trung Quốc vào năm 2023.

Đầu tháng 2 năm nay, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Bắc Kinh (trước chiến dịch quân sự ở Ukraina), Gazprom đã ký thỏa thuận thứ hai để cung cấp thêm 10 tỉ mét khối mỗi năm trong vòng 25 năm thông qua một đường ống mới, mặc dù nguồn cung chưa bắt đầu. Vài tuần sau, nhà sản xuất khí đốt này cũng đã ký hợp đồng thiết kế đường ống Soyuz Vostok xuyên Mông Cổ tới Trung Quốc, có thể cung cấp tới 50 tỉ mét khối mỗi năm.

Gần đây, Nga đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc và các nước không thuộc phương Tây khác.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu năm đã buộc các khách hàng Châu Âu mở tài khoản ngân hàng bằng đồng rúp với ngân hàng Gazprombank và thanh toán bằng tiền Nga nếu họ muốn tiếp tục nhận khí đốt của Nga. Nguồn cung bị cắt cho một số công ty và quốc gia từ chối các điều khoản của thỏa thuận, khiến giá năng lượng tăng cao.

Điện Kremlin cho biết, nguồn cung khí đốt Nga cho Châu Âu sẽ không tiếp tục cho đến khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Mátxcơva được dỡ bỏ.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc xây nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

Ngọc Vân |

Trung Quốc bắt đầu xây dựng nhà máy thủy điện 9 gigawatt trị giá 17 tỉ USD ở Indonesia, khi hoàn thành sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.

Nga tìm ra cách vô hiệu hóa kế hoạch áp giá trần dầu thô

Song Minh |

Nga tuyên bố có cách đáp trả việc phương Tây áp đặt giá trần dầu thô của Nga.

Ukraina đề nghị cứu EU khỏi khủng hoảng khí đốt

Ngọc Vân |

Thủ tướng Ukraina tuyên bố EU có thể sử dụng kho dự trữ khí đốt khổng lồ của nước này.

Nước rút, nắng lên, người dân Yên Bái tất bật về nhà sau bão lũ lịch sử

Trần Bùi |

Sáng 12.9, nước đã rút, những tia nắng đầu tiên xuất hiện, người dân thành phố Yên Bái bắt đầu tập trung tìm kiếm những gì còn sót lại và vệ sinh nhà cửa.

Xảy ra 70 sự cố đê điều tại 11 tỉnh/thành

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3. Cả nước xảy ra 70 sự cố đê điều.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.