Kịch bản nào cho Ukraina sau chiến dịch quân sự của Nga

Thanh Hà |

Chiến dịch của Nga vào Ukraina mở màn ngày 24.2 hiện bước sang ngày thứ 10. AFP dẫn các nguồn chính phủ phương Tây, các chuyên gia nghiên cứu để tìm ra một số kịch bản chiến sự Ukraina có thể diễn tiến trong những tuần và tháng tiếp theo.

Sa lầy quân sự

Các lực lượng Ukraina đã kháng cự Nga, đánh bại nỗ lực của lính dù Nga nhằm chiếm thủ đô Kiev ngay trong những ngày đầu Nga tiến quân vào Ukraina. Hiện Ukraina vẫn giữ quyền kiểm soát các thành phố lớn như Kharkiv và Mariupol.

Dù Nga tuyên bố có hoàn toàn ưu thế trên không, nhưng hệ thống phòng không của Ukraina quanh thủ đô Kiev và các khu vực khác dường như đã xuống cấp nhưng vẫn hoạt động, các quan chức phương Tây chỉ ra.

"Điều đó đã gây ra cho họ rất nhiều vấn đề" - một nguồn tin Châu Âu giấu tên chia sẻ.

Rất nhiều người Ukraina đã tham gia các đơn vị bảo vệ lãnh thổ trong khi tinh thần của quân đội Nga và sự hỗ trợ hậu cần của quân đội Nga ra sao tới nay vẫn là câu hỏi để ngỏ.

Quân đội Ukraina với sự hỗ trợ của tình báo phương Tây và loạt tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không, có thể cầm cự ở thủ đô Kiev và tạo ra thế bế tắc quân sự.

Chuyên gia Samuel Charap của viện nghiên cứu Rand Corp của Mỹ cho rằng, phương Tây có thể tăng sức ép trừng phạt khiến Nga phải từ bỏ mục tiêu cốt lõi của chiến dịch quân sự ở Ukraina. Ngoài ra, áp lực từ các đồng minh của Mátxcơva cũng có thể sẽ cần thiết.

Nga thành công quân sự 

Với vũ khí vượt trội, sức mạnh không quân và khả năng sử dụng pháo của quân đội Nga, các nhà phân tích quốc phòng phương Tây đánh giá có khả năng Nga tiếp tục tiến quân ở Ukraina.

Đoàn phương tiện quân sự của Nga đã tập kết bên ngoài Kiev được cho là sẽ tiến công thủ đô của Ukraina.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kết luận rằng "điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến" sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3.3.

Nhưng cho dù Nga kiểm soát được Kiev, vượt qua sự kháng cự của Ukraina ở những nơi khác thì sẽ có những thách thức khác liên quan tới việc kiểm soát một quốc gia hơn 40 triệu dân.

Nhà sử học chiến tranh người Anh và giáo sư của King’s College London Lawrence Freedman viết trên Substack tuần này: “Vào được một thành phố không đồng nghĩa với nắm được nó".

Xung đột lan rộng

Ukraina có biên giới với 4 quốc gia thuộc Liên Xô cũ hiện là thành viên của liên minh quân sự NATO. NATO vốn coi cuộc tấn công vào một thành viên là cuộc tấn công chống lại tất cả. Một cuộc tấn công một thành viên NATO ít có khả năng xảy ra khi điều này sẽ dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân nhưng các động thái giao tranh khác hoàn toàn có thể xảy ra, AFP lưu ý.

Ở khả năng này, các nhà phân tích phương Tây chỉ ra một số khu vực có khả năng bị nhắm tới sau Ukraina, trong đó có Moldova - một quốc gia thuộc Liên Xô cũ nằm giữa Ukraina và Romania -  và đảo Gotland của Thụy Điển ở Biển Baltic.

Nhà phân tích Bruno Tertrais của Viện Montaigne, một tổ chức tư vấn của Pháp cảnh báo các nguy cơ tai nạn, sự cố hoặc tính toán sai lầm đều có nguy cơ dẫn đến chiến sự NATO-Nga. Bất kỳ thứ gì từ tên lửa đi lạc đến các cuộc tấn công mạng đều có thể kích hoạt nguy cơ này.

Đối đầu với NATO

Khả năng này luôn được cho là không thể xảy ra vì vũ khí hạt nhân mang tới sự hủy diệt lẫn nhau. Mỹ và Nga từng mở đường dây liên lạc trao đổi thông tin quân sự nhanh chóng để giảm nguy cơ hiểu lầm. Phương pháp tương tự từng được áp dụng ở Syria, nơi các lực lượng của Mỹ và Nga đã hoạt động trên thực địa trong cuộc nội chiến Syria từ năm 2015.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã lệnh cho các lực lượng răn đe hạt nhân Nga trong tình trạng báo động cao và Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã cảnh báo rằng: "Thế chiến thứ ba chỉ có thể là một cuộc chiến tranh hạt nhân".

Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, những cảnh báo như vậy nên được coi là biện pháp để răn đe Mỹ và Châu Âu xem xét những ý tưởng như "vùng cấm bay" ở Ukraina.

Gustav Gressel, chuyên gia về phòng thủ tên lửa tại Hội đồng Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại nhận định: “Những thông báo này chủ yếu được gửi đến khán giả phương Tây để khiến chúng ta lo sợ và xã hội của chúng ta bất an. Họ sử dụng khả năng răn đe hạt nhân như một hình thức vận hành thông tin. Nó không thực chất". 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hướng tiến quân của Nga sau khi chiếm nhà máy hạt nhân lớn nhất Ukraina

Thanh Hà |

Các lực lượng Nga đang tiếp cận cơ sở hạt nhân lớn thứ hai của Ukraina, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield thông tin ngày 4.3 tại Liên Hợp Quốc.

Ukraina tự đánh chìm chiến hạm uy lực nhất giữa chiến sự căng thẳng

Thanh Hà |

Hải quân Ukraina cố tình đánh chìm chiến hạm hàng đầu của nước này trên Biển Đen trong bối cảnh đang chiến sự với Nga.

Vì sao đoàn xe dài 64km của Nga "án binh bất động" 3 ngày sát Kiev?

Hải Anh |

Đoàn xe quân sự của Nga dài 64km gần như ngừng di chuyển trong hơn 3 ngày qua khi tiến gần thủ đô Kiev, Ukraina.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.