Nhật Bản khai thác đất hiếm đáy biển để giảm phụ thuộc Trung Quốc

Ngọc Vân |

Nỗ lực tìm kiếm đất hiếm đáy biển của Nhật Bản đang chuyển từ giai đoạn nghiên cứu - phát triển sang khai thác khi tiến bộ công nghệ được thúc đẩy bởi nhu cầu an ninh kinh tế quốc gia.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, sự phụ thuộc hiện tại của Nhật Bản vào Trung Quốc về đất hiếm có thể giảm hoặc loại bỏ đáng kể vào cuối thập kỷ này. Trung Quốc đang thống trị sản xuất toàn cầu, xử lý khoảng 85% đất hiếm của thế giới.

Tài liệu Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Nhật Bản, được phát hành vào tháng 12, tuyên bố rằng, “liên quan đến khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, Nhật Bản sẽ hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào các quốc gia cụ thể”.

Hơn nữa, Nhật Bản sẽ “đảm bảo nguồn cung ổn định cho các hàng hóa quan trọng bao gồm cả đất hiếm, đồng thời thúc đẩy tăng cường vốn cho các doanh nghiệp tư nhân bằng các hàng hóa và công nghệ quan trọng, củng cố chức năng tài chính dựa trên chính sách, nhằm theo đuổi việc bảo vệ và nuôi dưỡng hàng hóa quan trọng”.

Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố kim loại nặng, một số trong đó có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc sản xuất động cơ xe điện (dysprosium), máy phát điện gió (neodymium) và các thiết bị điện tử khác. Chúng được sử dụng trong nam châm, pin, laser và nhiều sản phẩm và quy trình công nghiệp khác.

Nhật Bản hiện nhập khẩu khoảng 60% đất hiếm từ Trung Quốc, nhưng nước này có trữ lượng lớn đất hiếm dưới đáy biển - nếu có thể tiếp cận được.

Tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, các kỹ sư hàng hải Nhật Bản làm việc dưới sự bảo trợ của Chương trình Xúc tiến đổi mới chiến lược liên bộ của Văn phòng Nội các đã thành công trong việc bơm vật liệu dưới đáy biển lên từ độ sâu gần 2.500 mét ở vùng biển gần Minami-Torishima.

Máy đào thử nghiệm dưới đáy biển. Ảnh: JOGMEC
Máy đào thử nghiệm dưới đáy biển. Ảnh: JOGMEC

Bây giờ, hệ thống bơm phải được mở rộng đến độ sâu 6.000 mét, nơi đã tìm thấy những mỏ bùn lớn chứa đất hiếm. Việc bơm từ độ sâu này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2024.

Nhiệm vụ sẽ trở nên khó khăn hơn bởi dòng hải lưu mạnh và bão. Chính phủ đã phân bổ 6 tỉ yên (45 triệu USD) để tài trợ cho dự án.

Minami-Torishima là một rạn san hô nằm cách Tokyo gần 1.900km về phía đông nam và cách Đài Loan (Trung Quốc) gần 3.350km về phía đông. Đây là lãnh thổ cực đông và xa nhất của Nhật Bản với vùng đặc quyền kinh tế riêng.

Vào cuối tháng 12, chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định rằng chỉ những tổ chức được Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp cấp phép mới được phép khai thác kim loại đất hiếm trên lãnh thổ Nhật Bản. Dự luật rất có thể sẽ được đệ trình lên Quốc hội trong năm nay và gần như chắc chắn sẽ được thông qua.

Ngoài ra, Tổ chức An ninh Kim loại và Năng lượng Nhật Bản (JOGMEC) sẽ được phép đầu tư tới 75% vào các dự án khai thác đất hiếm. Tên tiếng Anh chính thức của JOGMEC - trước đây là Japan Oil, Gas and Metals National Corporation - đã được thay đổi vào tháng 11 năm ngoái.

Được thành lập vào năm 2004, JOGMEC kết hợp các chức năng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nhật Bản trước đây và Cơ quan Khai thác Kim loại của Nhật Bản, với mục tiêu đảm bảo nguồn cung dầu, khí đốt, than và kim loại ổn định cho ngành công nghiệp Nhật Bản.

Để đạt được mục tiêu này, JOGMEC đang hoạt động trong lĩnh vực khảo sát địa chất, thăm dò, phát triển, sản xuất, dự trữ, tái chế và bảo vệ môi trường. JOGMEC cũng cung cấp cho các công ty tư nhân Nhật Bản tham gia vào các lĩnh vực này hỗ trợ kỹ thuật, vốn cổ phần và bảo lãnh nợ.

Dưới tên mới, JOGMEC hiện cũng thúc đẩy mục tiêu trung hòa carbon, sản xuất và lưu trữ, cung cấp hydro và amoniac ổn định, nghiên cứu và phát triển metan hydrat, năng lượng địa nhiệt và năng lượng gió ngoài khơi.

Vào tháng 8.2020, JOGMEC thông báo lần đầu tiên thành công trong việc khai quật lớp vỏ đáy biển (thường được gọi là bùn) chứa coban và niken xung quanh đường nối Takuyo số 5 gần Minami-Torishima.

Đoàn thám hiểm sử dụng tàu nghiên cứu Hakurei của Nhật Bản và thiết bị khai quật được thiết kế đặc biệt, được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ủy quyền.

Các thử nghiệm chế biến khoáng sản (nghiền quặng và tách thành phần), tinh chế và nấu chảy cũng được tiến hành và đánh giá tác động môi trường của việc khai quật.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Thụy Điển tìm ra mỏ tài nguyên lớn, giúp EU hết phụ thuộc Trung Quốc

Ngọc Vân |

Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất Châu Âu, bước tiềm năng để chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào Trung Quốc về nguồn tài nguyên quan trọng này.

Chiến lược mới của Nhật Bản cho thời mới

Ngạc Ngư |

Đối với Nhật Bản, chiến lược an ninh quốc gia mới vừa được chính phủ đưa ra là sự điều chỉnh chiến lược an ninh, quân sự và quốc phòng quan trọng nhất và rõ nét nhất trong thời gian 10 năm qua.

Trung Quốc lập siêu tập đoàn khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sáp nhập ba công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, lập siêu doanh nghiệp mới gồm 3/6 nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới.

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình giám sát công an làm nhiệm vụ

Tô Thế |

Theo nội dung Thông tư mới, hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng công an làm nhiệm vụ qua ghi âm, ghi hình được loại bỏ.

Nhịp sống đang dần trở lại với người dân Làng Nủ

NHÓM PV |

Với sự chung tay của cả cộng đồng, cuộc sống của người dân trong khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đang dần ổn định.

Thế và lực của Việt Nam đủ sức triển khai đường sắt cao tốc

Xuyên Đông |

Các chuyên gia khẳng định, thế và lực của Việt Nam hiện tại hoàn toàn đủ sức để triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Lào Cai: Các nhà máy thuỷ điện khắc phục thiệt hại sau bão

NHÓM PV |

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho 26/74 nhà máy thuỷ điện trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai, ước tổng thiệt hại lên tới hơn 1.000 tỉ đồng.

Bãi quặng trái phép tại trung tâm nông nghiệp đã được di dời

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù là dự án trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thế nhưng nơi đây lại biến thành bãi tập kết quặng, vật liệu.

Thụy Điển tìm ra mỏ tài nguyên lớn, giúp EU hết phụ thuộc Trung Quốc

Ngọc Vân |

Thụy Điển phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất Châu Âu, bước tiềm năng để chấm dứt sự phụ thuộc của EU vào Trung Quốc về nguồn tài nguyên quan trọng này.

Chiến lược mới của Nhật Bản cho thời mới

Ngạc Ngư |

Đối với Nhật Bản, chiến lược an ninh quốc gia mới vừa được chính phủ đưa ra là sự điều chỉnh chiến lược an ninh, quân sự và quốc phòng quan trọng nhất và rõ nét nhất trong thời gian 10 năm qua.

Trung Quốc lập siêu tập đoàn khai thác đất hiếm lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sáp nhập ba công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác đất hiếm, lập siêu doanh nghiệp mới gồm 3/6 nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới.