Ông Putin: Chính sách năng lượng của EU là tự sát về kinh tế

Song Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nỗ lực loại bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga đã gây ra lạm phát năng lượng ở phương Tây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 17.5 nói rằng lạm phát năng lượng ở các nước phương Tây nên được đổ lỗi cho sai lầm của chính họ chứ không phải do Nga. Ông Putin nói, EU đang tự sát về kinh tế bằng cách cố gắng cắt đứt các nguồn năng lượng của Nga.

Tự sát kinh tế như vậy đương nhiên là chuyện nội bộ của các nước Châu Âu. Chúng ta phải hành động một cách thực dụng, tiến hành chủ yếu từ lợi ích kinh tế của chúng ta” - RT dẫn lời Tổng thống Putin phát biểu tại một hội nghị về lĩnh vực dầu mỏ.

Theo ông Putin, Châu Âu thừa nhận chưa thể từ bỏ hoàn toàn các nguồn năng lượng của Nga. Tuy nhiên, Châu Âu đã đặt ra một nhiệm vụ như vậy, "mà không cần quan tâm đến những thiệt hại đã gây ra cho nền kinh tế của chính họ”.

Các biện pháp trừng phạt và tuyên bố về việc từ bỏ năng lượng của Nga đã góp phần vào sự tăng giá dầu trên toàn thế giới” - ông Putin nhấn mạnh.

“Ngày nay, chúng ta thấy rằng vì những lý do chính trị, vì tham vọng của riêng họ và dưới áp lực từ Mỹ, các nước Châu Âu đang áp đặt ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt mới đối với thị trường dầu khí. Tất cả những điều này dẫn đến lạm phát, và thay vì thừa nhận sai lầm của mình, họ đang tìm cách gán tội ở một nơi khác” - ông Putin nói.

“Họ đang cố gắng đổ lỗi cho lạm phát năng lượng này cho chúng ta, họ đổ lỗi mọi thứ cho Nga, cố gắng che đậy, như tôi đã nói, những sai lầm mang tính hệ thống của chính họ trong lĩnh vực này” - Tổng thống Nga nói thêm.

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, giá khí đốt ở Châu Âu được dự báo sẽ tăng gấp ba lần. Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy có trụ sở tại Na Uy cho biết giá khí đốt trên lục địa già có thể lên tới 3.500 USD/1.000 mét khối vào mùa đông tới.

Theo các nhà phân tích tại Rystad Energy, một “cơn bão mùa đông hoàn hảo” có thể đang hình thành ở Châu Âu, khi châu lục này tìm cách hạn chế các dòng khí đốt của Nga. Họ nói thêm rằng có thể không đủ LNG để thay thế khí đốt Nga trong thời tiết băng giá.

Theo báo cáo, năm ngoái, Nga đã cung cấp 155 tỉ mét khối khí đốt tới Châu Âu, chiếm 31% nguồn cung cấp khí đốt của lục địa này.

“Việc thay thế một phần đáng kể trong số này sẽ cực kỳ khó khăn, với những hậu quả sâu rộng đối với dân số, nền kinh tế của Châu Âu và vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực” - theo Rystad Energy.

Rystad Energy giải thích, bằng cách từ bỏ khí đốt của Nga, Châu Âu đã gây bất ổn cho toàn bộ thị trường khí tự nhiên hóa lỏng LNG toàn cầu, vốn đã bắt đầu một năm với sự cân bằng bấp bênh sau năm 2021 đầy biến động. Quyết định giảm mạnh phụ thuộc vào khí đốt của Nga và LNG từ mức hiện tại là 30-40% sẽ làm thay đổi thị trường LNG toàn cầu.

Giá khí đốt ở Châu Âu được dự báo tăng gấp 3 trong mùa đông tới. Ảnh: Bloomberg
Giá khí đốt ở Châu Âu được dự báo tăng gấp 3 trong mùa đông tới. Ảnh: Bloomberg

Báo cáo nhấn mạnh rằng, nhu cầu LNG toàn cầu dự kiến ​​lên đến 436 triệu tấn vào năm 2022, vượt xa nguồn cung hiện có chỉ 410 triệu tấn. "Sự mất cân bằng nguồn cung và giá cao sẽ tạo ra môi trường tăng giá cho các dự án LNG trong hơn một thập kỷ, mặc dù nguồn cung từ các dự án này sẽ chỉ đến từ sau năm 2024".

Theo nghiên cứu, nếu các dòng khí đốt của Nga ngừng vào ngày mai, lượng khí đốt hiện đang được dự trữ (đầy khoảng 35%) có thể sẽ “cạn kiệt trước cuối năm nay, khiến Châu Âu phải trải qua một mùa đông tàn khốc”. Theo kịch bản như vậy, trong trường hợp không có các thỏa thuận mua chung, giá khí TTF có thể tăng lên hơn 100 USD/1 triệu MMBtu, dẫn đến cắt giảm công nghiệp và chuyển đổi nhiên liệu rộng rãi trong ngành điện. Trong một kịch bản khắc nghiệt về một mùa đông lạnh giá nghiêm trọng, ngay cả dân cư cũng không được an toàn.

Giá khí đốt tự nhiên tăng trong tuần trước sau khi Nga áp đặt các biện pháp trừng phạt đáp trả đầu tiên đối với một số công ty năng lượng Châu Âu. Theo dữ liệu do ICE của London cung cấp, giá khí đốt ở Châu Âu đã vượt quá 1.200 USD cho mỗi 1.000 mét khối trong phiên giao dịch hôm 12.5. Theo Reuters, chỉ số Benchmark cao hơn gần 300% so với một năm trước.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Đồng rúp Nga lập hết đỉnh này đến đỉnh khác

Khánh Minh |

Đồng rúp Nga tiến gần mức cao nhất trong 5 năm qua so với đồng Euro.

Hungary cam kết đưa đất nước thoát "làn sóng tự sát" của phương Tây

Ngọc Vân |

Thủ tướng Hungary cam kết đưa đất nước thoát khỏi "làn sóng tự sát" của phương Tây.

EU vẫn thất bại về cấm vận dầu của Nga

Khánh Minh |

Các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) vẫn chưa thống nhất được đề xuất cấm nhập khẩu dầu của Nga sau hơn 10 ngày đàm phán.

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Russian ruble hits one peak after another

Khánh Minh |

The Russian ruble is approaching a five-year high against the Euro.

Hungary cam kết đưa đất nước thoát "làn sóng tự sát" của phương Tây

Ngọc Vân |

Thủ tướng Hungary cam kết đưa đất nước thoát khỏi "làn sóng tự sát" của phương Tây.

EU vẫn thất bại về cấm vận dầu của Nga

Khánh Minh |

Các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) vẫn chưa thống nhất được đề xuất cấm nhập khẩu dầu của Nga sau hơn 10 ngày đàm phán.