Thanh toán khí đốt bằng đồng rúp: Phương Tây không còn cửa để lùi

Ngọc Vân |

Tổng thống Nga Vladimir Putin ấn định thời hạn thanh toán khí đốt bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1.4.

RT đưa tin, ngày 31.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu người mua từ những quốc gia và vùng lãnh thổ bị coi là "không thân thiện" thanh toán khí đốt bằng đồng rúp. Đây là những bên đã áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga do liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraina.

Sắc lệnh có hiệu lực từ ngày 1.4 và yêu cầu người mua phải mở tài khoản tại các ngân hàng của Nga để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán.

Ông Putin lần đầu tiên công bố kế hoạch này vào tuần trước, giải thích rằng việc phương Tây thu giữ một lượng lớn dự trữ ngoại tệ của Nga có nghĩa là việc nhận thanh toán bằng đồng USD hoặc euro là phản tác dụng.

“Nếu các quốc gia không thân thiện không thanh toán bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1.4, chúng tôi sẽ coi đây là vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với các hợp đồng khí đốt, trong trường hợp đó, các hợp đồng hiện có sẽ bị hủy bỏ” - Tổng thống Putin nói.

Đường ống dẫn khí của Nga. Ảnh: Gazrpom
Đường ống dẫn khí của Nga. Ảnh: Gazrpom

Ông Putin giải thích, Nga đã “cung cấp khí đốt” cho các quốc gia phương Tây vốn “trả cho chúng tôi bằng đồng Euro, số tiền mà chính họ đã đóng băng”.

“Điều này có nghĩa là chúng tôi đã cung cấp khí đốt hầu như miễn phí” - ông nói thêm. Theo nhà lãnh đạo Nga, sắc lệnh mới của ông thể hiện một bước tiến tới chủ quyền tài chính của Nga.

Thông báo này ngay lập tức khiến đồng rúp tăng vọt từ mức thấp trong lịch sử so với đồng USD và đồng Euro. Đồng tiền Nga phục hồi gần như hoàn toàn so với mức trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào ngày 24.2.

Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào bị ảnh hưởng?

"Các quốc gia không thân thiện" mà Tổng thống Putin nêu là những nước và vùng lãnh thổ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga và đóng băng dự trữ ngoại tệ của Mátxcơva, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thụy Sĩ, hầu hết 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu và một số quốc gia nhỏ hơn.

Các công ty nước ngoài có phải mua đồng rúp không?

Không cần thiết. Sắc lệnh đưa ra tùy chọn mở tài khoản tại một ngân hàng được ủy quyền của Nga, chẳng hạn như Gazprombank - vốn đã là một trong những tổ chức tài chính chủ chốt mà thông qua đó, các khoản thanh toán cho khí đốt của Nga được thực hiện.

Người mua sẽ chuyển tiền mua khí đốt vào tài khoản này (theo đầy đủ các điều khoản hợp đồng và theo đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn), sau đó ngân hàng sẽ bán trên sàn đổi lấy rúp, ghi có vào tài khoản rúp của người mua và chuyển tiền cho nhà cung cấp khí đốt.

Nga tuyên bố thanh toán bằng đồng rúp không vi phạm hợp đồng hiện có. Ảnh: CGTN
Nga tuyên bố thanh toán bằng đồng rúp không vi phạm hợp đồng hiện có. Ảnh: CGTN

Thanh toán bằng đồng rúp có vi phạm hợp đồng hiện tại không?

Sắc lệnh không ngụ ý thay đổi vĩnh viễn đơn vị tiền tệ thanh toán, mà chỉ đưa ra một thủ tục thanh toán mới để khoản thanh toán có thể đến tay nhà cung cấp của Nga. Như vậy, nó không vi phạm các hợp đồng hiện có, vì người mua sẽ tiếp tục thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn.

Việc chuyển đổi thanh toán có vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây không?

Không. Xuất khẩu khí đốt của Nga không bị trừng phạt, đồng rúp cũng như một số ngân hàng của Nga, bao gồm cả ngân hàng Gazprombank (ngoại trừ Vương quốc Anh, nơi ngân hàng này bị trừng phạt).

Gazprom không vi phạm các điều khoản thiết yếu của các hợp đồng hiện có với thủ tục mới được thiết lập, nhưng đồng thời tuân thủ quyết định của Putin về việc chuyển tiền thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.

Điều gì xảy ra nếu các quốc gia từ chối chuyển đổi phương thức thanh toán?

Theo Tổng thống Nga, các hợp đồng khí đốt của họ có thể bị vô hiệu. “Nếu các quốc gia không thân thiện không thanh toán bằng đồng rúp bắt đầu từ ngày 1.4, chúng tôi sẽ coi đây là vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với các hợp đồng khí đốt, trong trường hợp đó, các hợp đồng hiện có sẽ bị hủy bỏ” - ông Putin tuyên bố hôm 31.3.

Đồng rúp Nga tăng giá kể từ sau quyết định của Tổng thống Putin. Ảnh: VCG
Đồng rúp Nga tăng giá kể từ sau quyết định của Tổng thống Putin. Ảnh: VCG

Dự trữ đồng rúp

Chuyên gia Ilya Ilyin, người đứng đầu bộ phận phân tích thị trường tài chính và ngân hàng tại Promsvyazbank, cho biết các quốc gia trên toàn cầu có thể sớm phải dự trữ đồng rúp trong nước nếu họ muốn tiếp tục mua khí đốt của Nga.

“Khi Nga chuyển đổi sang thanh toán bằng đồng rúp, các nước đối tác có thể sẽ phải tạo một quỹ dự trữ đồng rúp nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán” - chuyên gia này nói.

Hơn nữa, theo Ilya Ilyin, Nga có thể cần giảm dự trữ tiền tệ của các quốc gia không thân thiện, bao gồm đồng USD và đồng Euro, trước nguy cơ bị đóng băng vì trừng phạt. Do đó, bản thân Nga cũng nên dự trữ đồng rúp.

“Với xuất khẩu và nguồn thu ngân sách ổn định, sẽ hình thành tình trạng dư rúp, số tiền này sẽ được chuyển sang hỗ trợ cho nhà nước hoặc tạm thời đưa vào ngân hàng” - chuyên gia này gợi ý.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Thêm một nước EU tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt

Khánh Minh |

Áo theo chân Đức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt với dự đoán tình trạng thiếu hụt do các lệnh trừng phạt Nga.

Nga bồi thêm bước đi chưa từng thấy về đồng rúp

Song Minh |

Không chỉ khí đốt, tất cả hàng hoá xuất khẩu của Nga có thể sớm được tính bằng đồng rúp.

Nước tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới dùng đồng rúp giao dịch với Nga

Ngọc Vân |

Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới, sắp chuyển sang nội tệ trong giao dịch thương mại với Nga, bỏ qua đồng USD.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Thêm một nước EU tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt

Khánh Minh |

Áo theo chân Đức tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt với dự đoán tình trạng thiếu hụt do các lệnh trừng phạt Nga.

Nga bồi thêm bước đi chưa từng thấy về đồng rúp

Song Minh |

Không chỉ khí đốt, tất cả hàng hoá xuất khẩu của Nga có thể sớm được tính bằng đồng rúp.

Nước tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới dùng đồng rúp giao dịch với Nga

Ngọc Vân |

Ấn Độ, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới, sắp chuyển sang nội tệ trong giao dịch thương mại với Nga, bỏ qua đồng USD.