Tìm thấy xác tàu đắm huyền thoại Endurance ở Nam Cực

Thanh Hà |

Mùa thu năm 1915, tàu Endurance của nhà thám hiểm địa cực Ernest Shackleton bị chìm ngoài khơi Nam Cực, khiến thủy thủ đoàn mắc cạn trên băng. Tất cả 28 thủy thủ của đoàn thám hiểm cuối cùng được cứu nhưng nơi an nghỉ cuối cùng của con tàu vẫn là một bí ẩn hàng hải suốt hàng trăm năm qua.

Chương cuối của câu chuyện huyền thoại này đã được hoàn tất vào ngày 9.3 khi nhóm thám hiểm tìm xác tàu thám hiểm đắm hơn 100 năm ở Nam Cực thông báo đã xác định được xác tàu Endurance ở đáy biển Weddell tiếp giáp với phần cực bắc của Nam Cực.

Những hình ảnh đầu tiên của con tàu đắm huyền thoại đã được truyền qua các thiết bị tự hành dưới nước (AUV) từ độ sâu gần 3,2km ngày 5.3. Máy ảnh lướt qua boong gỗ của con tàu, video ghi lại những sợi dây, dụng cụ, lan can có tuổi đời hàng thế kỷ, thậm chí cả cột buồm và bánh lái, đều ở trong tình trạng gần như nguyên vẹn do nhiệt độ lạnh, thiếu ánh sáng và lượng ôxy thấp ở nơi tàu đắm.

“Tôi đã tìm kiếm xác tàu từ khi ngoài 20 tuổi và chưa bao giờ tìm thấy xác tàu nào còn cố kết như thế này”, nhà khảo cổ học biển Mensun Bound, 69 tuổi, thông tin.

Nhà thám hiểm Shackleton (trái) quan sát những phần còn lại của con tàu trước khi tàu chìm. Ảnh: Đại học Cambridge
Nhà thám hiểm Shackleton (trái) quan sát những phần còn lại của con tàu trước khi tàu chìm. Ảnh: Đại học Cambridge

Ông Mensun Bound, giám đốc thăm dò của chuyến thám hiểm Endurance22 cho hay, khi nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên từ AUV, các thành viên trong nhóm tìm kiếm 65 người đều chắc chắn đó là xác tàu đắm huyền thoại Endurance. Bằng chứng rõ ràng hơn cũng nhanh chóng được tìm thấy khi AUV chụp cận cảnh dòng chữ Endurance ở đuôi tàu.

Tàu Endurance là một phần trong chuyến thám hiểm xuyên Nam Cực của Shackleton. Chuyến thám hiểm được chính phủ Anh và các nhà tài trợ tư nhân tài trợ nhằm đưa các nhà thám hiểm đến bờ biển Nam Cực, từ đó xuống tàu và đi xuyên lục địa Nam Cực.

Là tàu barquentine 3 cột buồm dài 44m được chế tạo đặc biệt cho vùng biển vùng cực, Endurance có thân bằng gỗ sồi rắn chắc dày 76cm. Tàu Endurance khởi hành từ Nam Georgia vào ngày 5.12.1914, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Biển Weddell là một trong những môi trường xa xôi và khắc nghiệt nhất trên thế giới, có nhiều tảng băng trôi và bị gió giật mạnh trên bề mặt. Nhà thám hiểm Shackleton từng gọi biển Weddell là “vùng biển tồi tệ nhất thế giới”.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu xuyên lục địa Nam Cực đầy tham vọng này, nhà thám hiểm Ernest Shackleton, nhân vật kỳ cựu trong các cuộc thám hiểm Nam Cực trước đây đã chọn thủy thủ đoàn cẩn thận, cùng ăn uống, trò chuyện, ca hát và vui chơi với họ.

Ban đầu, chuyến thám hiểm có tiến triển tốt, nhưng khi mùa đông ở Nam Cực năm 1915 đến, thủy thủ đoàn mắc kẹt trong biển băng và thủy thủ đoàn xuống tàu dựng trại trên băng. Đến 24.11.1915, một thành viên trong đoàn thám hiểm viết: "Tối nay, khi chúng tôi đang nằm trong lều, chúng tôi nghe thấy ông chủ gọi "Con tàu đi rồi, các anh em"".

Câu chuyện của tàu Endurance không kết thúc với vụ chìm tàu. Hành trình của Shackleton qua biển Weddell để tìm sự trợ giúp cho thủy thủ đoàn bị mắc kẹt đã trở thành một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về thám hiểm và sinh tồn.

Ngày 4.4.1916, Shackleton rời thủy thủ đoàn trên Đảo Voi cùng 5 người khác khởi hành trên một trong những chiếc thuyền cứu sinh được sửa đổi của Endurance đến đảo Nam Georgia. Đó là một cuộc hành trình dài gần 1.300km, 16 ngày băng qua vùng biển động.

Đến bờ biển phía nam của Nam Georgia, họ phải đi bộ 36 giờ qua hòn đảo núi non hiểm trở để đến một trạm săn bắt cá voi ở Stromness.

Khi những người đàn ông loạng choạng bước vào, người quản lý nhà trạm, ông Thoralf Sorlle, không tin nổi vào mắt mình. “Râu của chúng tôi dài và tóc bết lại. Chúng tôi chưa tắm rửa và những bộ quần áo đã mặc gần một năm không được thay đã rách nát" - nhà thám hiểm huyền thoại  Shackleton viết.

Gần 6 năm sau, khi chuẩn bị cho một chuyến thám hiểm khác đến Nam Cực, Shackleton chết vì một cơn đau tim ở Nam Georgia. Ông được chôn cất ở đó vào ngày 5.3.1922. Đúng 100 năm sau, nhóm Endurance22 đã chụp được những hình ảnh đầu tiên về con tàu huyền thoại Endurance.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhật Bản "nhờ" hải cẩu tới Nam Cực thu thập dữ liệu

Anh Vũ |

Trong công cuộc nghiên cứu những vùng biển dưới lớp băng Nam Cực, các nhà khoa học Nhật Bản đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của những chú hải cẩu.

Cận cảnh 60 triệu tổ cá băng khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực

Thanh Hà |

Quần thể băng (notothenioid) khổng lồ được phát hiện ở Nam Cực và là nơi sinh sản lớn nhất của cá băng từng được phát hiện.

Nam Cực trở thành lục địa khi nào?

Nguyễn Hạnh |

Nam Cực từng là một phần của một siêu lục địa lớn hơn. Vậy nó trở thành lục địa độc lập khi nào?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Nhật Bản "nhờ" hải cẩu tới Nam Cực thu thập dữ liệu

Anh Vũ |

Trong công cuộc nghiên cứu những vùng biển dưới lớp băng Nam Cực, các nhà khoa học Nhật Bản đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của những chú hải cẩu.

Cận cảnh 60 triệu tổ cá băng khổng lồ dưới đáy biển Nam Cực

Thanh Hà |

Quần thể băng (notothenioid) khổng lồ được phát hiện ở Nam Cực và là nơi sinh sản lớn nhất của cá băng từng được phát hiện.

Nam Cực trở thành lục địa khi nào?

Nguyễn Hạnh |

Nam Cực từng là một phần của một siêu lục địa lớn hơn. Vậy nó trở thành lục địa độc lập khi nào?