Khi nào được yêu cầu người lao động làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm?

thu phương |

Bạn đọc có email lowgXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, những trường hợp nào công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ?

Luật gia Nguyễn Thị Thu Phương, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: 

Điểm a, b, c, d Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm như sau:

Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:

1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Như vậy, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm theo các quy định nêu trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

thu phương
TIN LIÊN QUAN

Mong nhận 300% lương, nhiều công nhân muốn làm thêm dịp Tết Dương lịch

THƯ HÂN |

Tết Dương lịch năm 2022 liền kề với ngày cuối tuần nên người lao động được nghỉ dài hơn. Song do diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, nhiều lao động đã hạn chế đi lại, mong muốn tận dụng thời điểm này để làm thêm, có thu nhập trang trải dịp Tết Âm lịch.

Khi nào được tổ chức làm thêm giờ?

phương dung |

Tôi là giám đốc công ty. Do gần Tết đơn hàng nhiều nên tôi muốn thoả thuận để công nhân làm thêm giờ. Xin hỏi, điều kiện để được làm thêm giờ thế nào?

Có thể thỏa thuận làm thêm giờ ngoài quy định của luật?

nam dương |

Công ty tôi tổ chức cho anh em làm thêm trên 200 giờ/năm, nhưng công việc làm thêm lại thuộc công việc chỉ được làm thêm tối đa 200 giờ. Chúng tôi có được thỏa thuận làm thêm hơn 200 giờ/năm không?

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.