10 năm UNESCO vinh danh Đờn ca tài tử Nam Bộ: Canh cánh nỗi lo đội ngũ kế thừa

Nhật Hồ |

Ngày 5.12.2013, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Qua 10 năm, tại Bạc Liêu các công trình liên quan đến đờn ca tài tử mọc lên khắp nơi, nhà nhà, người người đờn ca tài tử nhưng các nghệ nhân vẫn canh cánh nỗi lo đội ngũ kế thừa.

Học sinh tiểu học cũng được học đờn ca tài tử

Bạc Liêu có nghệ sĩ tài danh như: Nhạc Khị (người có công sưu tầm và hiệu đính 20 bài bản Tổ và được suy tôn là Hậu tổ cổ nhạc), Cao Văn Lầu, Năm Nghĩa, Trịnh Thiên Tư, Trần Tấn Hưng, Lý Khi, Trọng Nguyễn, Yên Lang...

Sau khi đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Bạc Liêu cho xây dựng hàng loạt các công trình liên quan đến di sản này. Có thể kể đến công trình Nhà hát Cao Văn Lầu, thường được gọi là Nhà hát Ba nón lá với vốn đầu tư 222 tỉ đồng; Khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng.

Ông Thái Quốc Lưu - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu - cho biết, hiện nay 100% các đơn vị, trường học lồng ghép giảng dạy đờn ca tài tử; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức mở lớp dạy Đờn ca tài tử cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn với hơn 100 cuộc, thu hút hơn 4.000 lượt người tham gia.

Bên cạnh các hội thi, liên hoan, thi sáng tác lời mới 20 bản Tổ đờn ca tài tử, thì các điểm du lịch hiện nay đều tổ chức nhóm đờn ca tài tử phục vụ du khách. Xây dựng chương trình đờn ca tài tử gắn với phát triển du lịch; lồng ghép vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa, các lễ hội cũng là động thái bảo tồn và phát huy giá trị đúng định hướng chương trình hành động quốc gia ở một tầm nhìn xa và rộng.

Băn khoăn đội ngũ kế thừa

Nghệ nhân ưu tú Đỗ Ngọc Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu - cho biết, một số nghệ nhân nòng cốt phần đông đã lớn tuổi; việc truyền dạy cho lớp trẻ chưa có lộ trình, bài bản; một bộ phận thanh thiếu niên ít am hiểu về đờn ca tài tử...

Đồng quan điểm này, ông Trần Phước Thuận - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Bạc Liêu - cho rằng, có quá nhiều lớp dạy đờn ca tài tử, nhưng thực tế không thể ca được, chơi được tài tử. Ông Thuận nêu vấn đề: Đờn ca tài tử là di sản, để hiểu, học được chơi được cần được truyền nghề một cách chính quy. Ngược lại người học cũng có năng khiếu, có đam mê mới duy truyền được di sản này.

Nghệ nhân ưu tú Lâm Duy Minh, huyện Phước Long thẳng thắng nhìn nhận: Không đam mê, không thể học được đờn ca tài tử; cách dạy như chúng ta lâu nay không ổn, chỉ có số lượng để báo cáo. Ông Minh đề xuất các câu lạc bộ thường xuyên chú ý, bồi dưỡng nhân tố mới, những em có tố chất, niềm đam mê rồi truyền hết nghề.

Trước những thực tế này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội; đặc biệt là trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật đờn ca tài tử nói riêng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trong các gia đình, trường học, các câu lạc bộ và cộng đồng dân cư...

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong nghệ thuật đờn ca tài tử như: Hoạt động kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, truyền dạy, trình diễn… thông qua đó để bảo tồn và phát huy giá trị Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nhật Hồ
TIN LIÊN QUAN

10 năm vinh danh và nỗi lo Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ thất truyền

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 5.12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt kỷ niệm 10 năm UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2013 - 2023).

Google Doodle tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử

Thanh Hà |

Google Doodle hôm nay (ngày 5.12) tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử, một thể loại âm nhạc truyền thống phổ biến ở miền Nam Việt Nam.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Thanh Hóa sơ tán gần 3.000 hộ dân khỏi nơi nguy hiểm

QUÁCH DU |

Do ảnh hưởng của mưa lũ, tỉnh Thanh Hóa đã sơ tán gần 3.000 hộ dân đến nơi an toàn.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

NGỌC DỦ |

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình.

Tử hình cựu Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Hoàng - cựu Kế toán trưởng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương viết khống 409 giấy rút tiền, séc và ủy nhiệm chi để rút số tiền hơn 246 tỉ đồng.

10 năm vinh danh và nỗi lo Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ thất truyền

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngày 5.12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt kỷ niệm 10 năm UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2013 - 2023).

Google Doodle tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử

Thanh Hà |

Google Doodle hôm nay (ngày 5.12) tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử, một thể loại âm nhạc truyền thống phổ biến ở miền Nam Việt Nam.