Đặc sắc lễ cúng mừng sức khỏe của người Ê Đê trên đại ngàn Tây Nguyên

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Người Ê Đê ở Tây Nguyên được biết đến là dân tộc giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Trong đó, lễ chúc mừng sức khỏe là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. Việc này nhằm thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Họ cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên che chở, phù hộ cho con cháu, người trong gia đình được khỏe mạnh, phát triển thành đạt.

Truyền thống tốt đẹp của người Ê Đê

Buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột là nơi còn có nhiều hộ gia đình người Ê Đê sinh sống tập trung thành buôn làng.

Mới đây, chúng tôi đã trực tiếp đến thăm nhà bà H’Yam Bkrông và tận mắt chứng kiến bà con trong buôn đang long trọng tổ chức nghi lễ chúc sức khỏe. Cặp vợ chồng được chúc sức khỏe lần này là vợ chồng nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nhạc sĩ Linh Nga Niê K’Đăm và chồng là ông Lý Sol trong căn nhà dài truyền thống.

Vợ chồng bà Linh Nga năm này đã ngoài 70 tuổi và có 50 năm sống hạnh phúc bên nhau. Họ đều là "cây cao, bóng cả", góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch của cộng đồng buôn Tơng Jú hôm nay.

Bà H’Yam Bkrông cho biết, theo truyền thống tốt đẹp của người Ê Đê, khi người lớn trong nhà từ 50 tuổi trở lên sẽ được con cháu làm lễ chúc sức khỏe, tạ ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng họ.

Lễ chúc sức khỏe của người Ê Đê sẽ được tổ chức ở các độ tuổi 50, 60 hoặc 70 tuổi. Tùy theo tuổi, mỗi lần chúc sức khỏe, tạ ơn cha mẹ sẽ có những lễ vật hiến sinh khác nhau.

Lễ chúc sức khỏe thường được tiến hành trong khoảng thời gian rảnh rỗi, nông nhàn. Lúc này, của cải trong gia đình đã chuẩn bị đầy đủ.

Trước khi thực hiện cúng sức khỏe, chủ nhà chuẩn bị rất nhiều lễ vật, thanh niên phụ giúp người già chuẩn bị cây nêu, buộc rượu, treo chiêng.  Đàn ông tuổi trung niên làm thịt heo, chuẩn bị lễ vật, còn chị em phụ nữ thì giã gạo, hái rau rừng chuẩn bị các món ăn truyền thống của người Ê Đê.

Gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống

Khi lễ vật đã chuẩn bị đủ, mọi người có mặt trong buổi lễ sẽ ổn định chỗ ngồi theo tập tục của người Ê Đê là nam ngồi bên phải, nữ ngồi bên trái. Riêng già làng được mời ngồi vào chiếu hoa chính giữa ngôi nhà dài truyền thống.

Mở đầu buổi lễ chúc sức khỏe, đội đánh chiêng Knah trong buôn sẽ đánh một hồi dài nhằm thông báo tin lễ đến mọi người. Ngay khi hồi chiêng kết thúc, già làng Y Klach (trú tại buôn Tơng Jú) sẽ giới thiệu chủ nhân của buổi lễ và các vị khách quý.

Sau khi giới thiệu xong, già làng Y Klach đã mời hai vợ chồng bà Linh Nga (chủ nhân của buổi lễ) ngồi vào chiếu hoa đặt ở chính giữa ngôi nhà. Lúc này, thay mặt gia đình, già làng gửi chúc mừng đến chủ nhân của  buổi lễ lời chúc sức khỏe.

Bên cạnh đó, già làng cũng không quên căn dặn dò mọi người phải tôn trọng, quý mến và chăm lo cho tinh thần cũng như sức khỏe cho người thân trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi.

Đặc biệt, trong buổi lễ chúc sức khỏe của người Ê Đê không thể thiếu nghi lễ trao vòng đồng chúc phúc cho chủ nhân của buổi lễ. Theo quan niệm của người Ê Đê, vòng đồng tượng trưng cho sự bền vững, phát triển của cuộc sống và sức khỏe.

Tiếp đó, già làng Y Klach tiến đến ngồi trước ché rượu để báo với tổ tiên, ông bà về việc tổ chức lễ chúc sức khỏe. Người được chúc sức khỏe cũng tiến đến ngồi bên ché rượu cần. Ngay sau đó, chủ nhà nơi tổ chức lễ cúng sẽ là người đầu tiên và uống rượu cần để chúc mừng cho chủ nhân của buổi lễ.

Theo người Ê Đê, người uống rượu cần đầu tiên không chỉ thể hiện đối với tổ tiên mà còn chứng tỏ với du khách là ché rượu này không có độc. Để bữa tiệc vui kéo dài, 4 cô gái trẻ người Ê Đê, mỗi người cầm nửa bầu rượu tiến lại đổ rượu theo hình thức thác nước vào ché rượu cần.

Mọi người cùng nhau thưởng thức bữa tiệc và khi già làng Y Klach trao vòng đồng chúc phúc sức khỏe cho mọi người đến dự thì cũng là lúc buổi lễ chúc sức khỏe kết thúc. 

Theo Trung tâm văn hóa thánh phố Buôn Ma Thuột, người Ê Đê chiếm 15% dân số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, với 33 buôn. Thời gian qua thành phố đã xây dựng các kế hoạch bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Ê Đê nói riêng. So với các dân tộc thiểu số tại chỗ thì người Ê Đê vẫn còn giữ được nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Lễ cúng tạ ơn, nguyện cầu với "thần rừng" ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Gia Lai - Hàng năm, vào đúng ngày nghỉ lễ 30.4, người dân ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai lại cùng nhau vào rừng để làm lễ cúng rừng, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, rừng che chở thiên tai cho dân làng yên ấm.

Nghệ nhân người Ê Đê kể chuyện buôn làng qua các bức tượng gỗ

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Mỗi bức tượng do nghệ nhân Y Thái Êban (SN 1970, ở thành phố Buôn Ma Thuột) tạo ra đều ẩn chứa những câu chuyện sinh động về đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Ê Đê.

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel 0-0 Hà Nội FC: Hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Lễ cúng tạ ơn, nguyện cầu với "thần rừng" ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Gia Lai - Hàng năm, vào đúng ngày nghỉ lễ 30.4, người dân ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai lại cùng nhau vào rừng để làm lễ cúng rừng, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, rừng che chở thiên tai cho dân làng yên ấm.

Nghệ nhân người Ê Đê kể chuyện buôn làng qua các bức tượng gỗ

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Mỗi bức tượng do nghệ nhân Y Thái Êban (SN 1970, ở thành phố Buôn Ma Thuột) tạo ra đều ẩn chứa những câu chuyện sinh động về đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Ê Đê.