"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Nguyễn Huế |

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao (Bảo Khê, Hưng Yên) được ví như “cái nôi” của nghề làm hương Việt Nam.

Nét đẹp lưu truyền

Trời tháng ba, thôn Cao thanh bình, phảng phất mùi hương thuốc bắc trong gió nhẹ. Khắp trên các con đường làng, ngõ xóm ngập tràn một màu vàng, màu đỏ của hương phơi. Ở đây hương được phơi khắp nơi, trên mái nhà, ở mỗi sân nhà, ngay cả những cánh đồng lúa vừa gặt xong cũng được tận dụng để phơi hương, dường như màu vàng của hương trải dài xa tít tắp tới tận chân trời.

Theo các bậc cao niên làng Cao, vào thế kỷ 18, bà tên Đào Thị Khương đi sang Trung Quốc buôn bán và học được nghề làm hương, khi trở về đã truyền dạy lại cho người dân trong làng đến nay đã gần 300 năm.

Thời gian trôi qua, đứng trước những thay đổi và hội nhập của đất nước, nghề làm hương ngày càng phát triển, phục vụ đời sống sinh hoạt tâm linh cho địa phương và mọi miền đất nước. Không chỉ là nét đẹp nghề truyền thống được cha truyền con nối mà từng nén hương của làng thôn Cao còn góp phần vào nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam.

Những bó tăm hương rực rỡ. Ảnh: Tiến Anh
Làng hương rực rỡ sắc đỏ. Ảnh: Tiến Anh

Đầu xuân, đi dọc thôn Cao từ đầu trên xóm dưới, các ngõ xóm, sân vườn của từng nhà tràn ngập màu vàng, sắc đỏ của các kệ phơi hương. Sự háo hức, hăng say từ những bác nhân công trong xưởng sản xuất đến những tiếng cười em nhỏ đem hương ra kệ phơi hoặc ngồi đóng gói thủ công, ai ai cũng góp công sức của mình vào trong từng sản phẩm.

Theo những người sống trong thôn, có gần 30 loại thảo mộc được dùng để làm hương, trong đó đa phần là các vị thuốc bắc. Chính điều này khiến hương Thôn có được mùi thơm tự nhiên đặc trưng, không gây hại sức khỏe.

Anh Mai Văn Trọng, chủ một cơ sở làm hương cho biết, hiện nay thôn Cao có khoảng 200 hộ gia đình còn giữ được nghề làm hương truyền thống. Mỗi gia đình đều có một bài thuốc chế biến hương riêng, đó là bí quyết gia truyền nên nhân công sản xuất đa phần là người trong nhà, trong dòng họ.

Ý thức giữ nghề

Khi được hỏi về nỗi lo làng nghề truyền thống bị mai một, ông Nguyễn Như Khanh (Phó chủ tịch hội làng nghề truyền thống thôn Cao) chia sẻ: “Làm nghề hương này dù vất vả nhọc nhằn, bụi bặm, nhưng mỗi người dân thôn Cao đều ý thức đó là nghề của cha ông cần được bảo tồn và phát huy. Hơn hết việc làm hương đã mang lại thu nhập, nâng cao bộ mặt kinh tế của từng gia đình cũng như địa phương”.

Cũng theo ông Khanh, làng hương tôn Cao được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam, nhiều người dân trong thôn đã mang nghề của làng mình tới vùng khác để phát triển, mang nét đẹp truyền thống của dân tộc ra nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Campuchia…

Chị Trần Thị Tươi, chủ một cơ sở to nhất nhì ở thôn Cao đã từng đi nơi khác, làm nhiều nghề để mưu sinh kiếm sống, vấp ngã, lăn lộn với cuộc đời nhưng sau cùng đã quyết định quay về tiếp nối nghề làm hương của cha ông.

“Nghề làm hương đã làm thay đổi cuộc sống gia đình tôi rất nhiều. Doanh thu tùy theo từng tháng, những tháng gần Tết đông khách có thể bán được gần trăm triệu/tháng… Càng làm, tôi lại càng thấy gắn bó và trân quý nghề truyền thống này”, chị Tươi nói.

Hương sau khi phơi khô được xếp thành từng bó. Ảnh: Tiến Anh
Hương sau khi phơi khô được xếp thành từng bó. Ảnh: Tiến Anh

Không chỉ giữ ngọn lửa nghề, những người dân thôn Cao còn liên tục liên tục sáng tạo, phát triển mẫu mã, mùi hương nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Nguyên liệu làm hương chủ yếu là các loại thảo mộc như: trầm, ngâu, huỳnh đàn, hồi, quế, thục, tùng, trắc, nhục đậu... nhưng mỗi cơ sở làm nghề lại có cách sáng tạo riêng. Đồng thời áp dụng máy móc hiện đại vào trong quy trình sản xuất để tăng thu nhập, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Nhờ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, hương thơm và đặc biệt cháy rất đều nên hương xạ thôn Cao được người tiêu dùng ưa chuộng, hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.

Hiện nay, trên thị trường nhiều loại hương độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Nhận thức được điều ấy, mỗi người thôn Cao đều tâm niệm phải đưa cái tâm của mình vào từng sản phẩm.

Dưới ảnh hưởng của dịch COVID–19, các hoạt động sản xuất được thu hẹp lại nhưng không vì thế mà làm mất đi những sắc đỏ dưới nắng vàng khắp xóm làng nơi đây.

Nguyễn Huế
TIN LIÊN QUAN

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu tất bật đón Tết

Hà An - Văn Thắng |

Thời điểm cận Tết Nguyên Đán, làng nghề Quảng Phú Cầu (Ứng Hoà, Hà Nội) càng thêm nhộn nhịp. Dọc đường, khắp bãi trống, sân đình, khắp ngõ xóm,... đều có thể bắt gặp những bó tăm hương rực rỡ dưới nắng.

Nghệ An: Làng nghề làm hương phục vụ tết tất bật sản xuất

Quỳnh Trang |

Nghệ An - Những ngày cận tết, cũng là lúc làng nghề hương Tây Lân (xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc) hối hả chuẩn bị sản phẩm Tết, mang không khí xuân đến mọi nhà.

Những làng hương cổ ở xứ Thanh hối hả vào Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần p2022, các làng hương ở xứ Thanh lại tất bật cho ra những mẻ hương để phục vụ người dân đón Tết. Những làng hương cổ, nổi tiếng ở địa phương này phải kể đến như làng hương Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa), làng hương Quán Giò (TP. Thanh Hóa) và làng hương Bái Hạ (xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống).


Vi phạm tại dự án khu đô thị mới Hạ Đình khắc phục đến đâu?

Nhóm Phóng viên |

Như Lao Động đã thông tin, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Hạ Đình để xảy ra việc làm mất bản vẽ cơ sở, chậm thực hiện nhà ở xã hội, nhà trẻ, khu khám bệnh.

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Nhánh hầm chui ở cửa ngõ phía Nam TPHCM trước ngày thông xe

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Nhánh hầm chui HC2 (hướng từ Quận 7 đi huyện Bình Chánh) thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ thông xe vào ngày 30.9.

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu tất bật đón Tết

Hà An - Văn Thắng |

Thời điểm cận Tết Nguyên Đán, làng nghề Quảng Phú Cầu (Ứng Hoà, Hà Nội) càng thêm nhộn nhịp. Dọc đường, khắp bãi trống, sân đình, khắp ngõ xóm,... đều có thể bắt gặp những bó tăm hương rực rỡ dưới nắng.

Nghệ An: Làng nghề làm hương phục vụ tết tất bật sản xuất

Quỳnh Trang |

Nghệ An - Những ngày cận tết, cũng là lúc làng nghề hương Tây Lân (xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc) hối hả chuẩn bị sản phẩm Tết, mang không khí xuân đến mọi nhà.

Những làng hương cổ ở xứ Thanh hối hả vào Tết

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Những ngày gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần p2022, các làng hương ở xứ Thanh lại tất bật cho ra những mẻ hương để phục vụ người dân đón Tết. Những làng hương cổ, nổi tiếng ở địa phương này phải kể đến như làng hương Đông Khê (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa), làng hương Quán Giò (TP. Thanh Hóa) và làng hương Bái Hạ (xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống).